Trong bối cảnh vô sinh nam chiếm tỷ lệ 40% trong nguyên nhân gây hiếm muộn, và hiếm muộn nam đang ngày càng trẻ hóa, việc khám bệnh với ekip bác sĩ Nam học hàng đầu Việt Nam góp phần không nhỏ làm nên tỷ lệ IVF thành công cao, giúp nam giới thực hiện được giấc mơ làm cha “chính chủ”.
Hiện nay tại Việt Nam khoảng 80 triệu cặp vợ chồng gặp các vấn đề về vô sinh hiếm muộn. Trong đó 40% nguyên nhân hiếm muộn đến từ nam giới. Đặc biệt theo các báo cáo y văn thế giới ghi nhận một tình trạng đáng quan ngại là vô sinh hiếm muộn nam đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản của nam giới.
Theo ThS. BS Lê Đăng Khoa – Trưởng đơn vị Nam học, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết “Lĩnh vực Nam khoa được phát triển trong khoảng vài chục năm trở lại đây. Trong nam khoa chia làm nhiều mảng như ung thư, tình dục, hỗ trợ sinh sản, nội tiết, lão khoa…Hiếm muộn nam được xem là một trong những chuyên khoa sâu của Nam khoa.
Đối tượng đến với IVFTA hiện nay đa dạng, phần lớn là nam giới vô tinh, tinh trùng yếu hoặc dị dạng. Thậm chí có nhiều trường hợp nam giới bình thường nhưng vẫn chưa có tin vui. Vô sinh nam được chia thành nhiều nhóm, xuất phát từ bệnh lý có bệnh phổ biến như giãn tĩnh mạch thừng tinh, nhiễm trùng tiết niệu, các vấn đề liên quan đến xuất tinh như xuất tinh ngược dòng, xuất tinh sớm…. Bên cạnh đó còn một số vấn đề về nội tiết, rối loạn cương… vô hình tạo nên rào cản giữa hai vợ chồng, khiến tần suất quan hệ giữa cả hai ngắn lại, giảm cơ hội có thai tự nhiên. Không chỉ vậy những ảnh hưởng từ lối sống, sinh hoạt, môi trường cũng khiến tỷ lệ vô sinh nam tăng lên.
Xét nghiệm | Mục đích | Ngày thực hiện |
Xét nghiệm tinh dịch đồ (Xét nghiệm phân tích tinh dịch) | Khảo sát tinh dịch đồ nhằm phát hiện những bất thường trong tinh dịch: Số lượng tinh trùng thấp, giảm nhu động và/hoặc suy giảm di động tiến tới, tinh trùng bất thường, không có tinh trùng trong xuất tin, tinh trùng xuất tinh vào bàng quang (xuất tinh ngược dòng).
Tinh dịch đồ giúp cho việc dự đoán năng lực sinh sản tự nhiên và khả năng thành công khi sử dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản. |
Mẫu tinh dịch nên được lấy sau khi kiêng xuất tinh từ 3-5 ngày. |
Xét nghiệm miễn dịch | Nhằm loại trừ các bệnh lây truyền qua đường tình dục HIV, giang mai, viêm gan B có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. | |
Xét nghiệm nội tiết ở nam giới | Xét nghiệm này nhằm đánh giá chức năng sinh sản, các bệnh lý liên quan cũng như đặt ra các hướng điều trị cho nam giới vô sinh. | Được thực hiện khi có bất thường về kết quả tinh dịch đồ hoặc các bất thường trong đời sống tình dục |
Xét nghiệm nước tiểu sau xuất tinh | Nhằm tìm tinh trùng trong nước tiểu trong trường hợp nghi ngờ bệnh nhân có xuất tinh ngược dòng. | |
Xét nghiệm di truyền: xét nghiệm gene và bộ nhiễm sắc thể đồ | Nhằm phát hiện những bất thường về di truyền có thể dẫn đến vô sinh nam. Những bất thường di truyền gây vô sinh phổ biến bao gồm:
|
|
Xét nghiệm kiểm tra mức độ đứt gãy DNA của tinh trùng (Halosperm Test) |
Khảo sát nguyên nhân vô sinh, hiếm muộn ở nam giới có tinh dịch đồ bất thường và cả bình thường. ADN tinh trùng bị đứt gãy làm giảm khả năng thụ tinh, giảm chất lượng phôi thai từ đó dẫn tới hiệu quả điều trị vô sinh sụt giảm trầm trọng. Số lượng tinh trùng đứt gãy được coi là bình thường khi ở mức dưới 15%. Từ mức > 15% và < 30% được coi là đứt gãy trung bình và trên 30% là biểu hiện mức đứt gãy cao. |
Siêu âm | Mục đích | Ngày thực hiện |
Siêu âm tinh hoàn | Đánh giá các bất thường tại tinh hoàn và bìu (thể tích tinh hoàn, mào tinh, cấu trúc nhu mô, tràn dịch màng tinh hoàn, giãn tĩnh mạch tinh, u tinh hoàn, vi vôi hóa). | Thường được chỉ định khi có kết quả tinh dịch đồ bất thường. |
Siêu âm bụng | Kiểm tra hệ tiết niệu, tìm tinh hoàn lạc chỗ. | Thường được chỉ định khi có kết quả tinh dịch đồ bất thường. |
Sau 2 lần xét nghiệm tinh dịch đồ, cách nhau ít nhất 2 tuần, nếu không tìm thấy tinh trùng trong tinh dịch, nam giới được chẩn đoán là vô tinh (không có tinh trùng)
Tỷ lệ vô tinh chiếm khoảng 1% trong dân số và chiếm khoảng 10-15% bệnh nhân vô sinh nam. Hiện tại có 02 nhóm bệnh nhân bị tình trạng vô tinh: vô tinh bế tắc (OA) và vô tinh không bế tắc (NOA).
Vô tinh bế tắc (OA) | Vô tinh không bế tắc (NOA) |
Quá trình sinh tinh diễn ra bình thường nhưng tinh trùng không xuất ra được do con đường dẫn tinh trùng ra bên ngoài bị tắc nghẽn. Ví dụ như bệnh nhân không có ống dẫn tinh (bẩm sinh), sau triệt sản (cắt/thắt ống dẫn tinh), do viêm nhiễm hoặc phẫu thuật vùng bẹn bìu trước đó… | Quá trình sinh tinh (trùng) bị tổn thương hoặc bị đình trệ. Ví dụ như bất thường di truyền, tinh hoàn ẩn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, quai bị, suy sinh dục… |
Nhờ sự ra đời của kỹ thuật ICSI và các kỹ thuật trích tinh trùng từ mào tinh & tinh hoàn mà ngày nay nam giới vô tinh có thể có con của chính mình.
PESA chỉ được chỉ định trong những trường hợp vô tinh bế tắc. Kỹ thuật này chỉ được thực hiện khi bệnh nhân không có ống dẫn tinh (bẩm sinh), thất bại kỹ thuật nối ống dẫn tinh hoặc không muốn thông nối ống dẫn tinh sau triệt sản nam.
Về mặt kỹ thuật, sau khi được gây tê tại chỗ, bác sĩ Nam khoa sẽ dùng kim chọc xuyên qua da bìu vào thằng mào tinh để hút lấy dịch chứa tinh trùng bên trong ra ngoài. Mẫu thu được sẽ được chuyển đến phòng xét nghiệm để xử lý và phục vụ cho thụ tinh ống nghiệm.
Trong trường hợp mẫu tinh trùng thu được đảm bảo số lượng và chất lượng, nên cân nhắc trữ lạnh phục vụ cho những lần thụ tinh ống nghiệm kế tiếp.
TESA được thực hiện sau khi PESA thất bại, nhưng cũng có thể được sử dụng như một thủ thuật trích tinh trùng chính trong trường hợp bệnh nhân không có mào tinh hoặc xơ hóa mào tinh nặng.
TESA có thể được sử dụng như một công cụ chẩn đoán để lấy nhu mô tinh hoàn để phân tích mô học và tìm kiếm tinh trùng trước chu kỳ ICSI.
Sau khi gây tê phong bế thừng tinh, phẫu thuật viên sử dụng một kim tiêm chọc xuyên qua da bìu vào tinh hoàn và rút lấy các ống sinh tinh có chứa tinh trùng. Mẫu thu được sẽ được chuyển đến phòng xét nghiệm để xử lý và phục vụ cho thụ tinh ống nghiệm.
Hiện nay kỹ thuật này hầu như không còn được áp dụng do có một số khuyết điểm như: chất lượng và số lượng tinh trùng thu được kém, nhiều biến chứng (tụ máu, đau, tổn thương tinh hoàn) hơn so với các kỹ thuật khác.
MESA thường được thực hiện khi thực hiện chung với phẫu nối ống dẫn tinh mào tinh hoặc sau thất bại với kỹ thuật PESA.
Sau khi bệnh nhân được vô cảm phù hợp, bác sĩ Nam khoa sẽ rạch da bìu, bộc lộ tinh hoàn – mào tinh ra bên ngoài. Dưới quan sát kính vi phẫu, bác sĩ sẽ chọn lựa và dùng kim chọc hút tinh trùng từ 1 ống mào tinh. Mẫu thu được sẽ được chuyển đến phòng xét nghiệm để xử lý và phục vụ cho thụ tinh ống nghiệm.
Trong trường hợp mẫu tinh trùng thu được đảm bảo số lượng và chất lượng, nên cân nhắc trữ lạnh phục vụ cho những lần thụ tinh ống nghiệm kế tiếp.
Kỹ thuật này thường được áp dụng cho những bệnh nhân thất bại kỹ thuật PESA/MESA. TESE cũng có thể được sử dụng như một công cụ chẩn đoán (thám sát, sinh thiết tinh hoàn) để lấy nhu mô tinh hoàn để phân tích mô học và tìm kiếm tinh trùng trước chu kỳ thụ tinh ống nghiệm. Kỹ thuật này không thể thực hiện khi có bất thường di truyền hoặc kết quả giải phẫu bệnh lần trước cho kết quả giảm sinh tinh trở xuống.
Sau khi được gây tê/gây mê, bác sĩ Nam khoa sẽ rạch da bìu, bộc lộ tinh hoàn – mào tinh ra bên ngoài. Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên tinh hoàn để lấy vài mẫu ống sinh tinh ra ngoài. Mẫu thu được sẽ được chuyển đến phòng xét nghiệm để xử lý và phục vụ cho thụ tinh ống nghiệm. Trong trường hợp mẫu tinh trùng thu được đảm bảo số lượng và chất lượng, nên cân nhắc trữ lạnh phục vụ cho những lần thụ tinh ống nghiệm kế tiếp.
Kỹ thuật này được thực hiện trên những bệnh nhân vô tinh không bế tắc, có kết quả giải phẫu bệnh giảm sinh tinh trở xuống. Một số trường hợp không thực hiện kỹ thuật này do bệnh nhân bất thường về di truyền (ví dụ: vi mất đoạn nhiễm sắc thể Y với kết quả AZFa) hoặc micro – TESE trước đó thất bại.
Sau khi người bệnh được gây tê/gây mê, bác sĩ khoa Nam Học sẽ rạch da đường giữa bìu, bộc lộ tinh hoàn ra ngoài. Dưới kính vi phẫu, bác sĩ sẽ chọn lựa các ống sinh tinh tiềm năng gửi phòng xét nghiệm để tìm tinh trùng. Tinh trùng lấy ra từ mẫu xé các ống sinh tinh sẽ được xử lý (nuôi cấy) và phục vụ thụ tinh ống nghiệm. Trong trường hợp mẫu tinh trùng thu được đảm bảo số lượng và chất lượng, nên cân nhắc trữ lạnh phục vụ cho những lần thụ tinh ống nghiệm kế tiếp.
Nên thực hiện cùng ngày chọc hút noãn (trứng) của vợ trong thụ tinh ống nghiệm sẽ đem lại kết quả cao nhất. Tinh trùng thu được từ Micro TESE có thể không đủ hoặc không thu được tinh trùng vào ngày chọc hút noãn. Vì vậy, cân nhắc đến phương án xin tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng dự phòng tình huống không tìm thấy tinh trùng từ kỹ thuật Micro TESE.
Tại IVFTA-HCM, kỹ thuật micro-TESE đã giúp hàng trăm nam giới vốn mất khả năng sinh tinh có thể có con chính chủ. Đây được xem là bước đột phá so với kỹ thuật TESE truyền thống.
Các chuyên viên sẽ đưa ống sinh tinh trong đĩa petri đến bàn kính để thực hiện thao tác xé mô. Công đoạn này gồm 2 bước là đại thể và vi thể. Thông qua kính hiển vi đảo ngược với độ phóng đại lên tới hơn 200 lần, các chuyên viên phôi học và bác sĩ tại phòng mổ có thể nhìn rõ tinh trùng bên trong ống sinh tinh của bệnh nhân.
Tại phòng thí nghiệm, sau khi xác định được tinh trùng, các kỹ thuật viên thực hiện thao tác xé mô tinh hoàn và lọc rửa tinh trùng.
Áp dụng các kỹ thuật hiện đại và phối hợp đa chuyên khoa, IVFTA đã chữa trị thành công cho nhiều nam giới mắc bệnh lý vô sinh như vô tinh, tinh trùng dị dạng, bất thường, không có tinh trùng trong tinh dịch, hội chứng Klinefelter, mất đoạn AZFc…
Nam học là một ngành mới và hiện nay, tỷ lệ nam giới mắc các bệnh lý nam khoa nam ngày một gia tăng. Tuy nhiên, nhiều người chưa có cái nhìn đúng về bệnh lý này, lại thêm tâm lý e ngại nên không đi khám và điều trị, khi có những dấu hiệu bất thường khiến bệnh trở nên trầm trọng, dẫn tới vô sinh nam.
Tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP.HCM (IVFTA-HCM), những vấn đề trong điều trị vô sinh nam đã được phát hiện và cải tiến. Việc ứng dụng các kỹ thuật hiện đại, phác đồ tiên tiến, điều trị toàn diện… mang đến cho nam giới vô sinh cơ hội làm cha và cải thiện đời sống chăn gối. Nhờ kết hợp đa chuyên khoa Hỗ trợ sinh sản, Nội tiết, Nam học – Tiết niệu…, BVĐK Tâm Anh đã chữa trị thành công cho nhiều nam giới mắc bệnh lý vô sinh như hội chứng Klinefelter và mất đoạn AZFc, vô tinh, tinh trùng dị dạng, bất thường, không có tinh trùng trong tinh dịch hoặc trường hợp nam giới phải lưu trữ tinh trùng trước khi điều trị bệnh như ung thư…
Song hành cùng labo phôi học và hiếm muộn nữ, điều trị hiếm muộn nam là 1 trong 3 mắt xích quan trọng tại IVFTA. Hiện nay, điều trị hiếm muộn nam tại Việt Nam vẫn chưa được chú trọng nhiều, các nguyên nhân gây vô sinh nam có thể điều trị được một cách hiệu quả như giãn tĩnh mạch thừng tinh, tắc ống dẫn tinh và nhiễm trùng… nhưng chưa được quan tâm đúng mực. Vì vậy IVFTA đặc biệt chú trọng đến điều trị hiếm muộn nam không chỉ giúp giải quyết vấn đề có con của người bệnh mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh trong những năm tiếp theo của cuộc đời.
Các chuyên gia tại IVFTA-HCM mong rằng, khi thấy có vấn đề gì đó thì nam giới nên đến những cơ sở có chất lượng để được thăm khám và tham vấn. Chi phí khám nam khoa và hiếm muộn nam rất rẻ so với khám hiếm muộn nữ, đừng để danh xưng “phái mạnh” trở thành rào cản khiến quý ông ngần ngại khi thăm khám. Các bác sĩ tại IVF-HCM sẽ luôn đồng hành, hướng dẫn và đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất.
IVF Tâm Anh – We make your miracles happen!
Chúng tôi mang đến điều kỳ diệu!
TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH SẢN IVFTA