Phôi thai được xem là khởi điểm của một mầm sống nhỏ đang phát triển trong cơ thể mẹ. Chắc hẳn với chị em đang tìm hiểu hoặc bước vào hành trình làm mẹ luôn quan tâm đến các vấn đề về phôi thai là gì, phôi thai có từ tuần thứ mấy,… Để giải đáp những thắc mắc này ThS.BSNT Lê Uyên Phương – Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về phôi thai trong bài viết dưới đây.
Một mầm sống mới được tạo ra từ sự thụ tinh. Khi tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử. Hợp tử là cá thể mới phát sinh và phát triển ở giai đoạn sớm nhất. Sau đó các tế bào trong hợp tử tiếp tụ phân chia để tạo thành phôi. Ở người, sau khoảng 24-26 giờ sau khi thụ tinh, hợp tử sẽ tiến hành lần phân bào đầu tiên với hai phôi bào. (1)
Trong quá trình giao hợp, khi nam giới xuất tinh có khoảng 200-300 triệu tinh trùng được phóng vào âm đạo của người phụ nữ, trong đó chỉ có từ 300-500 tinh trùng tới được nơi thụ tinh và 1 tinh trùng lọt được vào bào tương noãn để thụ tinh. Sự xâm nhập của tinh trùng vào noãn giúp kích hoạt noãn cũng như kéo theo nhiều hiện tượng sinh học nối tiếp nhau xảy ra trong noãn.
Nhờ sự kết hợp của tinh trùng và noãn, hợp tử được tạo ra có đặc tính di truyền của các bố và mẹ. Giới tinh của thai nhi sẽ được quyết định ngay từ thời điểm thụ tinh. Khi noãn kết hợp với tinh trùng mang bộ nhiễm sắc thể X sẽ sinh ra con gái, trường hợp khi noãn kết hợp với tinh trùng mang bộ nhiễm sắc thể Y sẽ tạo ra con trai.
Qúa trình phát triển và hình thành cá thể người sẽ trải qua nhiều gia đoạn từ thụ tinh, phôi phân chia, giai đoạn phôi dâu, phôi nang, phôi vị, phôi thần kinh và tạ ra các cơ quan. Theo như quy trình phát triển bình thường, phôi sẽ di chuyển dần từ ống dẫn trứng vào buồng tử cung, phát triển thành phôi nang và bám chặt, vùi vào lớp nội mạc tử cung vào cuối ngày thứ 6 sau khi thụ tinh để hình thanh thai nhi.
Vị trí của phôi thai thường nằm ở đáy tử cung, khoảng ngày thứ 6 sau khi thụ tinh phôi bắt đầu làm tổ, thời gian này tương đương với ngày thứ 21 của chu kỳ kinh. Ở giai đoạn nay phôi nang và niêm mạc tử cung sẽ tiếp tục phát triển. Ở cực phôi phần lá nuôi được tạo ra từ tiểu phôi bào sẽ bám chặt vào niêm mạc tử cung, xuyên qua lớp biểu mô để vào lớp đệm sau đó phá hủy phần mô tử cung xung quanh để phôi có thể lọt vào niêm mạc tử cung, tiến hành việc làm tổ của phôi. (2)
Trong một số trường hợp bất thường, phôi có thể làm tổ ở những vị trí khác như gần lỗ trong của ống cổ tử cung. Với những trường hợp nhau, phần nhau thia sẽ bịt một phần hoặc toàn bộ lỗ trong của cổ tử cung gây ra tình trạng rau tiền đạo.
Ngoài ra phôi có thể làm tổ tổ ở các vị trí ngoài tử cung gây nên tình trạng thai ngoài tử cung. Phôi có thể làm tổ nhiều vị trí trong cơ thể như ổ bụng, trong vòi trứng, trên mặt buồng trứng,… Những trường hợp phôi làm tổ lạc chỗ thường ít khi phát triển bình thường, phần lớn trường hợp phôi bị chết và người mẹ sẽ có những tổn thương như xuất huyết nghiêm trọng. Việc phôi thai làm tổ ở vòi trứng sẽ thường gặp nhất đối với những trường hợp thai ngoài tử cung. Nếu không được phát hiện sớm, vòi trứng sẽ bị vỡ trong khoảng tháng thứ 2 của thời kỳ phôi, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của người mẹ.
Theo bác sĩ Lê Uyên Phương cho biết thông thường phôi thai sẽ được hình vào thứ 5-6 tính từ thời điểm thụ tinh và tiếp tục phát triển trong vòng 6 tuần khi được gọi là thai nhi. Ở tuần thứ 6 sau thụ tinh, phần ống thần kinh dọc theo linh phôi thai sẽ đóng lại và tim bắt đầu hoạt động bơm máu, phần tai trong và cung hàm cũng được hình thành. Phôi uốn cong thành hình chữ C và phát triển mầm chi trên và chi dưới.
Với những trường hợp thai trứng trống, có nghĩa siêu âm vẫn thấy túi thai nhưng không có phôi thai. Nếu sang tuần thứ 8-13 siêu âm vẫn không thấy phôi thai sẽ được kết luận là túi thai rỗng. (3)
Thông thường vào ngày 14 của chu kỳ kinh (tính với trường hợp phụ nữ có chu kỳ kinh đều 28 ngày) sẽ có một trứng chín và rụng. Trứng sẽ được loa vòi hứng lấy và rơi vào lòng vòi trứng và vận chuyển từ từ về buồng tử cung. Trên quãng đường này nếu tinh trùng và trứng gặp nhau sẽ thụ tinh để tạo thành hợp tử.
Sau khi trứng và tinh trùng kết hợp tạo thành hợp tử, hợp tử sẽ có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội gồm 23 NST từ bố và 23 NST từ mẹ. Bộ nhiễm sắc thể cho biết những đặc tính của em bé như giới tính, đặc điểm di truyền. Khi trứng thụ tinh tiến dần vào buồng tử cung sẽ tiến hành việc bám vào niêm mạc tử cung và chuẩn bị cho việc làm tổ.
Khi phôi di chuyển thành công vào buồng tử cung sẽ có sự thay đổi rõ rệt về hình dạng, giai đoạn này gọi là phôi nang. Phôi nang sẽ có hai phần chính bao gồm khối các tế bào trong (inner cell mass) đây là phần quan trọng nhất để phát triển thành thai nhi sau này. Phần còn lại là các tế bào lá nuôi (trophectoderm), đây là phần chính để phát triển thành nhau thai, có nhiệm vụ chính là cung cấp dinh dưỡng cho thai. Cuối ngày thứ 5 phôi sẽ thực hiện việc thoát màng để bám vào tử cung. Khi phôi làm tổ thành công sẽ phát triển thành thai nhi. (4)
>> Xem thêm: 6 lưu ý sau chuyển phôi mà các cặp vợ chồng nên biết
Phôi làm tổ có biểu hiện thế nào và quá trình ra sao là điều nhiều chị em quan tâm. Thông thường sau khi phôi được vận chuyển dần về buồng tử cung và cấy ghép xuống lớp niêm mạc tử cung sẽ tiến hành làm tổ vào khoảng ngày 10-14 sau khi thụ tinh. Qúa trình phôi làm tổ có thể gây ra hiện tượng xuất huyết âm đạo vì một số ít mao mạch bị vỡ trong quá trình cấy ghép. Lượng dịch âm đạo chảy ra thường không nhiều, có màu nâu đen hoặc hồng nhạt mà chị em thường truyền tai nhau là “máu báo”.
Quá trình ra “máu báo” phôi làm tổ thường gần với chu kỳ hành kinh của chị em vì vậy có khá nhiều người nhầm lần giữa ngày hành kinh và tình trạng ra máu do phôi làm tổ. Tuy nhiên, nếu tình trạng ra máu ít, ngắn ngày kèm một số dấu hiệu như:
Các triệu chứng phôi làm tổ không phải xuất hiện ở tất cả các trường hợp mang thai. Vì vậy để chắc chắn bản thân có thai hay không chị em nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm hoặc siêu âm để biết kết quả chính xác nhất.
Ăn gì, kiêng gì để giúp phôi thai phát triển khỏe mạnh là điều mà nhiều chị em quan tâm. Vào thời điểm phát hiện mình mang thai các chị nên chú ý đến chế độ ăn và nghỉ ngơi của mình để có một thai kỳ suôn sẻ và mạnh khỏe nhất. Một số mẹo nhỏ cho các chị em trong giai đoạn này như:
IVFTA-HCM luôn chắt chiu những cơ hội dù là nhỏ nhất để ba mẹ có thể sớm đón con yêu về nhà. Sở hữu những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản cùng hệ thống phòng Lab, hệ thống tủ nuôi cấy phôi hiện đại giúp nâng cao tỷ lệ có thai khi điều trị hỗ trợ sinh sản với các cặp vợ chồng.
Với lợi thế nằm trong bệnh viện đa khoa, IVFTA-HCM có sự liên kết và hỗ trợ mật thiết từ Trung tâm sản phụ khoa, khoa Nhi-Sơ sinh, Trung tâm tim mạch, Trung tâm xét nghiệm, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh,… giúp cho hành trình từ lúc ươm mầm đến lúc mang thai và sinh con của Mẹ sẽ được suôn sẻ nhất.
Để tìm hiểu thêm các thông tin về phôi thai tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Hệ thống BVĐK Tâm Anh TP.HCM, bạn có thể liên hệ:
TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH SẢN IVFTA
Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin về phôi thai, quá trình phôi làm tổ và sự hình thành của phôi thai. Nếu có thêm thắc mắc về quá trình nuôi phôi hay muốn tìm hiểu về việc nuôi phôi trong hỗ trợ sinh sản, anh chị có thể liên hệ đến IVFTA-HCM để được giải đáp.