Theo các số liệu cho thấy, tinh trùng của nam giới đang có sự suy giảm rõ rệt từ 59,3 trong khoảng thời gian năm 1973 đến năm 2011. Các chuyên gia đưa ra lời cảnh báo, số lượng tinh trùng có thể tiệm cận ở mức 0 vào năm 2045.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng của tinh trùng như lối sống, thói quen sinh hoạt, ảnh hưởng môi trường hoặc bệnh lý. Theo ghi nhận trong vòng 50 năm qua, khả năng sinh sản của nam giới ngày càng suy giảm, chất lượng, số lượng tinh trùng giảm mạnh, đặc biệt mật số và tổng số tinh trùng giảm hơn 50%. Hiện có khoảng 15% dân số ở độ tuổi sinh sản đối mặt với các vấn đề về vô sinh hiếm muộn. Một nửa nguyên nhân vô sinh đến từ yếu tố nam giới, trong đó có 10% là các trường hợp vô tinh và 34% không rõ nguyên nhân.
Vào năm 2017, một chuyên gia về dịch tễ môi trường và là giáo sư về y học, sinh sản và môi trường tại Trường đại học Y khoa Icahn ở Mount Sinai, New York là Shanna Swan đã viết cuốn sách có tên là “Countdown”. Trong cuốn sáng của mình bà đã tổng kết trên 185 nghiên cứu trên 43.000 nam giới ở độ tuổi trưởng thành ở Bắc Mỹ, Châu u, Úc và kết quả cho thấy tỷ lệ tinh trùng sau 40 năm chỉ bằng 59% so với năm 1972.
Các nghiên cứu tổng hợp cũng cho thấy, tinh trùng “tốt” sẽ giảm từ 1-2% mỗi năm và kéo dài cho đến năm 2045, số lượng tinh trùng của nam giới sẽ tiệm cận đến số 0. Đồng nghĩa với việc, 2045 được xem là “ngày tận thế” của tinh trùng. Điều này xảy ra sẽ dẫn đến nhũng khủng hoảng về khả năng sinh sản. “Gần như các cặp vợ chồng đối mặt với việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản vào năm 2045” tác giả Shanna Swan cho biết. Các chuyên gia cũng lo ngại việc khủng hoảng sinh sản sẽ là mối đe dọa toàn cầu tương được với khủng hoảng khí hậu.
Theo ThS.BS Lê Đăng Khoa – Trưởng đơn vị Nam học, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP HCM cho biết có nhiều yếu tố từ dinh dưỡng, thói quen, lối sống sinh hoạt, tâm lý, bệnh lý ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh của nam giới.
Điều này được đưa ra dựa trên một thử nghiệm của các nhà khoa học ở đại học Y Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc). Thực nghiệm trên 980 nam giới khỏe mạnh được chia làm 3 nhóm. Nhóm 1 ngủ lúc 20-22h, nhóm 2 đi ngủ lúc 22-0h và nhóm 3 ngủ sau 0h. Họ thấy rằng mẫu tinh dịch ở những nam giới ngủ muộn hoặc ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm đều có số lượng cũng như chất lượng giảm sút tới 25%.
>> Xem thêm: Không có tinh trùng: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị
Yếu tố từ môi trường: các chất gây ôi nhiễm như thuốc trừ sâu, phân bón, hóa chất, nước thải, kim loại nặng, polychlorinated biphenyls (PCB), hydrocacbon thơm đa vòng (PAH)… chúng được phân bổ khắp nơi và tìm đường xâm nhập vào hệ sinh thái cũng như đời sống của con người thông qua việc hít thở, ăn uống và điều này ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan sinh sản ở cả nam và nữ.
Theo tác giả Sewan cho biết, các vật dụng chúng ta sử dụng hàng ngày như nhựa, bao bì… đều có thể chứa các chất như phthalates và bisphosphenol A (BPA) và ảnh hưởng trực tiếp đền sức khỏe. Các chất như phthalates không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống cơ quan sinh sản mà còn làm rối loạn các nội tiết tốt, giảm testosterone ở nam giới và giảm số lượng tinh trùng.
Chất bisphosphenol có khả năng hòa tan vào trong các thực phẩm và tác động trực tiếp đến chất lượng của tinh dịch, sinh ra các gốc oxy hóa tự do. Nam giới tiếp xúc nhiều với chất này sẽ khiến tinh trùng giảm kèm theo giảm ham muốn và tỷ lệ rối loạn cương dương cao hơn.
Cũng theo những chia sẽ của tác giả Swan, bà khuyến cáo nam nữ ở trong độ tuổi sinh sản, người đang có dự định mang thai hoặc đang mang thai không nên sử dụng các thực phẩm đã qua chế biến để giảm tiếp xúc nhựa. Bên cạnh đó, khi nấu ăn có gia nhiệt, không nên sử dụng đồ vật nhựa để tiếp xúc với nhiệt.
Hiện nay vấn đề vô sinh nam đóng vai trò quan trọng trong các nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn. Tuy có tỷ lệ tương đương với vô sinh nữ nhưng hiện nay vô sinh nam vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Tại khoa Nam học BVĐK Tâm Anh TP.HCM ghi nhận khá nhiều nam giới ở độ tuổi 39-40 đến khám vì suy sinh dục, mãn dục nam. Ở những trường hợp này đa số là người có sử dụng rượu bia, thuốc lá cùng các bệnh lý nền kèm theo.
Riêng tại trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP HCM (IVFTA-HCMC) theo ghi nhận trong năm vừa qua có đến 45% nguyên nhân vô sinh đến từ nam giới, thống kê trên trường hợp vô sinh nam đơn thuần và không có yếu tố cộng gộp từ người vợ.
Theo ThS.BS Lê Đăng Khoa cho biết “Hiện tại tại phần lớn các trung tâm hiếm muộn, việc tiếp cận bệnh nhân nam đều thông qua tinh dịch đồ, và vấn đề điển hình là nam giới vô sinh ở Việt Nam là chỉ quan tâm việc điều trị làm sao để có con mà bỏ qua việc chăm sóc về sau. Điều này vô cùng đáng tiếc.”
IVFTA-HCMC thực hiện điều trị vô sinh nam song hành vô sinh nữ, điều này mang đến cho tỷ lệ thành công cao vượt trội, Bên cạnh đó, ngoài việc làm sao để giúp cặp vợ chồng có con, các bác sĩ tại IVFTA còn tiếp cận những vấn đề thầm kín hơn như chuyện liên quan đến tình dục, vấn đề về xuất tinh, cương dương, ham muốn và tần suất quan hệ trong 1 tuần… tất cả những thông tin nhạy cảm này cần được khai thác để giúp cho quá trình điều trị của người bệnh được toàn diện nhất.
Với những trường hợp nam giới điều trị hiếm muộn kèm theo các vấn đề về tình dục. Sau khi tiến hành lấy đủ số tinh trùng cần cho điều trị, bác sĩ sẽ xử lý những vấn đề khác như xuất tinh sớm, giảm ham muốn, rối loạn cương hay các bệnh lý sâu hơn và cần bổ sung nội tiết. Tất cả sẽ được điều trị toàn diện để dự hậu kèm theo hướng dẫn về lối sống sinh hoạt của người bệnh.
>> Xem thêm: Micro TESE (mổ tinh hoàn tìm tinh trùng): Chi phí và Quy trình
TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH SẢN IVFTA