Các phương pháp điều trị hiếm muộn vô sinh nào đang được áp dụng để điều trị? Cơ hội nào mở ra cho những cặp vợ chồng muộn con có thể thực hiện hóa được giấc mơ làm cha mẹ luôn là những trăn trở thường trực. May mắn với sự phát triển của y học hiện đại, những phương pháp được áp dụng trong chẩn đoán và điều trị vô sinh ngày càng đem lại hiệu quả cao, giúp nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn có thể suôn sẻ đón con về nhà.
Hiếm muộn có chữa được không?
Với sự phát triển của y học kỹ thuật hiện đại, gần như các nguyên nhân gây hiếm muộn có thể được chữa trị, giúp thực hiện hóa giấc mơ có con của nhiều cặp vợ chồng. Có 3 yếu tố quan trọng trong việc quyết định tỷ lệ thành công khi điều trị hiếm muộn là thời gian vô sinh, độ tuổi của người phụ nữ và nguyên nhân vô sinh. Nếu được thăm khám và phát hiện sớm kết hợp cùng phác đồ cá thể hóa giúp nâng cao tỷ lệ thành công.
Theo bác sĩ Ngô Đình Triệu Vỹ chia sẻ “ Việc có thể “đón” một em bé khỏe mạnh về nhà luôn là điều ước mà các cặp vợ chồng hiếm muộn mong chờ. IVFTA-HCM thấu hiểu và luôn chắt chiu những cơ hội dù là nhỏ nhất để thực hiện hóa giấc mơ này. Với định hướng phát triển toàn diện với mô hình kiềng 3 chân gồm hiếm muộn nam – hiếm muộn nữ và lab phôi học điều trị song hành cùng với nhau. Tại IVFTA-HCM rất nhiều trường hợp vô sinh khó, hiếm muộn lâu năm, từng thất bại chuyển phôi nhiều lần, lớn tuổi, buồng trứng giảm đến chạm đáy, nam giới vô tinh… vẫn có thể có con chính chủ.” (1)
Nguyên nhân bị hiếm muộn
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn ở nam và nữ. Các nguyên nhân có thể xuất phát từ bệnh lý, di truyền, khiếm khuyết hoặc do thói quen, lối sống…
Mắc bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh như: giãn tĩnh mạch thừng tinh, xuất tinh ngược dòng, tinh hoàn không xuống bìu, teo tinh hoàn…
Người điều trị bệnh lý có sử dụng phương pháp làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như bệnh nhân điều trị ung thư, điều trị viêm loét hoặc viêm khớp.
Biến chứng sau phẫu thuật vùng bẹn bìu, sau phẫu thuật triệt sản.
Mắc bệnh lý di truyền ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như hội chứng Klinefelter, bất sản ống dẫn tinh, mất đoạn AZF…
Thói quen hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, làm việc ở môi trường độc hại. (3)
Các phương pháp điều trị hiếm muộn mới nhất hiện nay
Hiện nay có nhiều phương pháp được áp dụng trong chữa hiếm muộn, tùy vào nguyên nhân của từng trường hợp, bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp.
Thụ tinh nhân tạo – Bơm tinh trùng và buồng tử cung IUI: đây là phương pháp hỗ trợ sinh sản được tiến hành bằng cách lấy mẫu tinh dịch đưa đi lọc rửa để chọn lựa những tinh trùng có chất lượng tốt và bơm vào buồng tử cung của người vợ ở giai đoạn rụng trứng. Sau khi tinh trùng kết hợp với trứng sẽ tạo thành phôi và phát triển bình thường. IUI là phương pháp hỗ trợ sinh sản đơn giản, chi phí thấp, tuy nhiên tỷ lệ thành công không cao. Phương pháp này thường được áp dụng với những cặp vợ chồng hiếm muộn do chồng có tinh trùng yếu, ít, vợ có yếu tố không thuận lợi tại tử cung… hoặc vợ chồng hiếm muộn nhưng không tìm được nguyên nhân.
Thụ tinh trong ống nghiệm IVF: IVF là một kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được thực hiện bằng cách lấy trứng và tinh trùng thụ tinh ở môi trường phòng thí nghiệm. Với phương pháp IVF cổ điển cần từ hàng chục nghìn đến hàng trăm nghìn tinh trùng để thụ tinh với 2-3 cum noãn trong vòng 2 giờ. Sau khi phôi được thụ tinh thành công sẽ tiến hành nuôi cấy với tủ nuôi cấy và chuyển lại vào tử cung của người vợ vào thời điểm thích hợp.
Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn ICSI: tương tự như với kỹ thuật IVF, trứng và tinh trùng cũng sẽ được lấy ra ngoài để kết hợp tạo thành phôi. Điểm ưu việt của phương pháp này là chỉ cần 1 trứng có thể thụ tinh với 1 noãn để tạo phôi. Từng tinh trùng sẽ được chuyên viên phôi học dùng kim ICSI để tiêm vào bào tương noãn. Kỹ thuật thành có tỷ lệ tạo phôi cao và được áp dụng rộng rãi với nhiều trường hợp điều trị vô sinh.
Trưởng thành trứng non IVM: không phải trường hợp nào cũng thể chọc hút trứng trưởng thành vì vậy kỹ thuật trưởng thành trứng non IVM được phát triển. IVM là kỹ thuật chọc hút trứng ở giai đoạn noãn non sau đó noãn non sẽ được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm đến giai đoạn trưởng thành để có thể thụ tinh với tinh trùng tạo thành phôi. Phôi sau khi được nuôi cấy sẽ được chuyển vào tử cung của người phụ nữ.
Bệnh nhân được tiến hành chọc trứng tại IVFTA-HCM.
Trữ lạnh phôi và giao tử: các phương pháp trữ lạnh giao tử (noãn, tinh trùng), phôi đã có nhiều sự cải tiến nhằm đảm bảo chất lượng sau rã đông. Một trong những nguy cơ lớn nhất đối với các tế bào trữ lạnh là sự hình thành tinh thể đá. Trước đây, phương pháp trữ lạnh chậm sử dụng bộ điều khiển nhiệt độ để chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn. Trong khi phương pháp trữ lạnh chậm đã mang lại hiệu quả trong nhiều năm, phương pháp thủy tinh hóa ra đời được xem là một giải pháp thay thế với nhiều ưu điểm vượt trội. Sự tối ưu về khả năng sống sót và đảm bảo chất lượng phôi/noãn thu được bằng phương pháp thủy tinh hóa vượt xa so với trữ lạnh chậm.
Hỗ trợ phôi thoát màng (Assisted hatching – AH): đây là kỹ thuật làm thủng hoặc làm mỏng một phần nhỏ của màng trong suốt (màng ngoài của phôi) nhằm nâng cao khả năng làm tổ của phôi. Quá trình này được thực hiện trước khi chuyển phôi trữ lạnh (các phôi đang trong giai đoạn phân chia).
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hệ thống nuôi cấy phôi tự động timelapse: Là đơn vị tiên phong trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI vào hệ thống tủ nuôi cấy, thuật toán của phần mềm trí tuệ nhân tạo sẽ tự động phân loại hình thái phôi hoặc tiên lượng kết cục phôi, tăng tỷ lệ chọn lựa phôi tốt, và cải thiện tỷ lệ thành công.
Công nghệ time-lapse trong nuôi cấy phôi: Tủ nuôi cấy đảm nhiệm vai trò là nơi mô phỏng tử cung người mẹ để nuôi dưỡng giúp phôi phát triển an toàn, khỏe mạnh. Phôi sẽ được nuôi cấy ngoài cơ thể tối đa 5 hoặc 6 ngày, trước khi được chọn lọc và đưa vào tử cung người mẹ, hoặc được trữ lạnh cho các lần sử dụng trong tương lai. Đối với tủ truyền thống, các chuyên viên phôi học phải đưa phôi ra ngoài để quan sát hình thái phôi dưới kính hiển vi sau đó đưa phôi quay lại tủ cấy, điều này ít nhiều có thể làm xáo trộn môi trường nuôi cấy của phôi, gây stress cho phôi. Khắc phục nhược điểm đó, IVFTA-HCM sử dụng tủ cấy Time-lapse được trang bị camera theo dõi và chụp ảnh phôi liên tục. Điều đó giúp chuyên viên phôi học dễ dàng ghi nhận các thông tin về hình thái và động học phát triển của phôi. Từ đó, nhanh chóng phát hiện những bất thường trong quá trình phân chia mà có thể không được phát hiện khi phôi được nuôi cấy bằng tủ nuôi cấy truyền thống.
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT): xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT) là kỹ thuật tiên tiến trong hỗ trợ sinh sản. Quy trình này bao gồm việc tạo một lỗ nhỏ trên màng ngoài của phôi, sử dụng tia laser tích hợp trên kính hiển vi chuyên dụng. Sau đó, chuyên viên phôi học dùng hệ thống vi thao tác để lấy nhẹ nhàng 5-7 tế bào ra khỏi phôi và đem đi phân tích DNA. Kỹ thuật này được sử dụng để xác định các bất thường di truyền của phôi được tạo ra nhờ thụ tinh trong ống nghiệm hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (IVF hoặc ICSI), sàng lọc phôi có chất lượng tốt nhất để cấy vào tử cung, tăng khả năng thành công, giảm số chu kỳ TTTON. Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ bao gồm xét nghiệm nhằm phát hiện bất thường số lượng NST (PGT-A), xét nghiệm các bệnh di truyền đơn gen (PGT-M) và bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể (PGT-SR). (4)
Hạnh phúc của một gia đình đón con yêu sau khi điều trị hiếm muộn tại IVFTA-HCM.
Lưu ý: Không phải mọi chu kỳ điều trị đều dẫn đến chuyển phôi. Một số phụ nữ khi điều trị có thể không có noãn sau chọc hút. Không phải tất cả noãn lấy ra đều có thể tiến hành thụ tinh, hay không phải tất cả các noãn được thụ tinh đều phát triển thành phôi. Một số phôi có thể ngừng phát triển, hoặc thậm chí phôi phát triển bình thường vẫn có thể không đậu thai.
Một số lưu ý khi điều trị hiếm muộn
Theo bác sĩ Triệu Vỹ “Khả năng sinh sản bị tác động bởi độ tuổi, vì vậy nếu bạn đang nghĩ về việc có một thiên thần nhỏ bé, hãy xem xét vấn đề này sớm trước khi mọi việc trở nên quá muộn”
Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) có thể giúp những người hiếm muộn có một mái ấm hoàn chỉnh, nhưng kỹ thuật này gặp phải nhiều thách thức hơn khi họ già đi. Tỷ lệ có thai và sinh con nhờ vào kỹ thuật IVF giảm dần ở nhóm phụ nữ lớn tuổi.
Thăm khám sớm được xem là chìa khóa thành công trong điều trị hiếm muộn. Trước khi bước chân vào hành trình tìm con, hai vợ chồng nên chuẩn bị tốt về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, tài chính và từ bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá, thường xuyên sử dụng rượu bia, khi phải tiếp xúc với môi trường độc hại cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ…
Tại IVFTA-HCM khách hàng sẽ được xem quá trình phát triển phôi và được tư vấn lựa chọn phôi chuyển.
Tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP.HCM, lab phôi học được thiết kế đặc biệt với cơ sở vật chất, các trang thiết bị hiện đại bậc nhất theo tiêu chuẩn ISO 5 bên trong phòng thao tác giao tử và phôi ISO 6 (lab-in-a-lab). Đây là thiết kế đặc thù, nhằm tách biệt khu vực thao tác với khu vực nuôi cấy, từ đó tăng khả năng ổn định môi trường xung quanh, giúp phôi và giao tử phát triển tốt nhất. Tại hệ thống phòng lab này, các chuyên gia phôi học có thể thực hiện tất cả các kỹ thuật cao cấp phục vụ quá trình HTSS.
Để biết thêm về các phương pháp điều trị hiếm muộn hiện đại hiện nay, quý khách hàng có thể liên hệ qua:
TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH SẢN IVFTA
Hà Nội:
108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin về vấn đề các phương pháp điều trị hiếm muộn. Cặp vợ chồng đang quan tâm đến các phương pháp hỗ trợ sinh sản có thể liên hệ đến IVFTA để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.