Kết luận không có tinh trùng đẩy nam giới đứng trước nguy cơ vô sinh. Thống kê cho thấy tỷ lệ nam giới không có tinh trùng chiếm 1% dân số. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vô tinh ở nam giới, nếu được phát hiện và điều trị đúng cách, nam giới vẫn có cơ hội làm cha “chính chủ”.
Không có tinh trùng hay còn gọi là vô tinh – Azoospermia là tình trạng nam giới sau 2 lần xét nghiệm tinh dịch đồ cách nhau ít nhất 2 tuần mà không có tinh trùng trong tinh dịch. Khoảng 10-15% bệnh nhân hiếm muộn nam do vô tinh.
Theo bác sĩ Ngô Đình Triệu Vỹ ”Nam giới ở Việt Nam vẫn chưa quan tâm nhiều đến sức khỏe sinh sản, một vấn đề điển hình như nam giới mắc các bệnh quai bị, giãn tinh mạch thừng tinh… thường quan tâm đến việc điều trị khỏi bệnh và ít ít chú trọng đến biến chứng mà bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe. Tại IVFTA-HCM nam giới không có tinh trùng trong tinh dịch chiếm 10%, trong đó nguyên nhân do biến chứng quai bị chiếm 30%, 30% đến từ các bệnh lý mạch máu, 30% không rõ nguyên nhân và 10% do bệnh lý di truyền.” (1)
Nguyên nhân không có tinh trùng được chia làm 3 nhóm chính và lấy tinh hoàn làm trung tâm:
>> Xem thêm: Các thói quen gây vô sinh ở nam giới cực kỳ nguy hiểm bạn cần biết
Nam giới bị tình trạng không có tinh trùng trong tinh dịch thường không có triệu chứng gì, đa số trường hợp biết mình bị bệnh khi cố gắng thụ thai không thành công, qua thăm khám sức khỏe sinh sản. Các dấu hiệu khác thường liên quan đến việc mất cân bằng nội tiết tố hoặc tình trạng bất thường nhiễm sắc thể.
Một số dấu hiệu cảnh báo sức khỏe sinh sản của nam giới có thể đang gặp vấn đề bao gồm:
Hiện nay chẩn đoán không có tinh trùng thường thông qua tiến hành xét nghiệm tinh dịch đồ. Tinh dịch đồ là xét nghiệm cơ bản để khảo sát sức khỏe sinh sản của người nam. Để kết quả tinh dịch đồ chính xác, nam giới nên kiêng xuất tinh 3-5 ngày trước khi tiến hành lấy mẫu thử. Mẫu tinh dịch thu được sẽ được kiểm tra bằng máy ly tâm hoặc tiến hành soi bằng kính hiển vi. Trong trường hợp thể tích tinh dịch thu được ít, bác sĩ cần tiến hành xét nghiệm mẫu nước tiểu sau xuất tinh để tìm tinh trùng (nghi ngờ xuất tinh ngược dòng).
Nếu sau 2 lần làm tinh dịch đồ cách nhau ít nhất 2 tuần mà tinh dịch không có tinh trùng thì người đàn ông được kết luận là vô tinh.
Bên cạnh tinh dịch đồ, có một số xét nghiệm có thể được chỉ định như:
Tuy nhiên tùy thuộc vào nguyên nhân không có tinh trùng sẽ có những điều trị phù hợp. Việc điều trị có thể bao gồm nội khoa hoặc ngoại khoa.
Chữa không có tinh trùng bằng nội khoa thường áp dụng với trường hợp người bệnh bị suy tuyến yên ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh. Thuốc nội tiết được sử dụng trong điều trị gồm hormone FSH, Gonadotropin màng đệm người (HCG), clomiphene, anastrazole và letrozole.
Phẫu thuật: phẫu thuật điều trị vô sinh nam thường được đề xuất trong những trường hợp:
Kỹ thuật trích tinh trùng là những phương pháp phẫu thuật được phát triển nhằm thu thập tinh trùng từ mào tinh và tinh hoàn. Thông thường, thủ thuật trích tinh trùng được chỉ định trên những bệnh nhân vô tinh (azoospermia) có mong muốn điều trị hiếm muộn. Sau
khi tinh trùng được thu nhận, tinh trùng sẽ được thụ tinh với noãn thông qua kỹ thuật ICSI (in vitro fertilization – IVF). Đồng thời, tinh trùng có thể được trữ lạnh để sử dụng cho những đợt điều trị sau này.
Đối với những trường hợp vô tinh không thể hồi phục về bình thường (không có tinh trùng trong tinh dịch) thì mới có chỉ định thực hiện phương pháp trích tinh trùng phục vụ hỗ trợ sinh sản.
>> Xem thêm: Vô sinh nam có chữa được không? Các phương pháp điều trị hiệu quả
Các kỹ thuật trích tinh trùng từ mào tinh và tinh hoàn được áp dụng như:
Để điều trị không có tinh trùng đạt kết quả tốt, bác sĩ hiếm muộn nam tại IVFTA khuyến cáo nam giới nên:
Không có tinh trùng là điều mà không nam giới nào mong muốn, vì vậy làm sao để tránh trường hợp không có tinh trùng. Ngoài những bệnh lý về di truyền gây ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh không thể phòng ngừa. Nam giới có nên quan tâm hơn đến sức khỏe sinh sản của bản thân.
Ngày nay, nam giới trước khi lập gia đình nên bắt đầu đi khám tiền hôn nhân, để kiểm tra về vấn đề chất lượng tinh trùng, sức khỏe sinh sản và vấn đề tinh dục. Bên cạnh đó, một số bệnh lý mà biến chứng bệnh có thể gây vô sinh như quai bị, giãn tĩnh mạch thừng tinh, nếu bị các bệnh này nam giới nên đi thăm khám và có phương án dự phòng như lưu trữ tinh trùng trong trường hợp không may bị teo tinh hoàn…
Việc điều trị không có tinh trùng dễ hay không phụ thuộc vào nguyên nhân, đi khám phát hiện sớm khi diễn tiến bệnh chưa nặng nề, may mắn với sự phát triển của y học về nam khoa, phần lớn trường hợp không có tinh trùng có thể điều trị, kết hợp với các phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại giúp nam giới có thể làm cha chính chủ.
Các chuyên gia tại IVFTA-HCM mong rằng, khi thấy có vấn đề gì đó thì nam giới nên đến những cơ sở có chất lượng để được thăm khám và tham vấn. Chi phí khám nam khoa và hiếm muộn nam rất rẻ so với khám hiếm muộn nữ, đừng để danh xưng “phái mạnh” trở thành rào cản khiến quý ông ngần ngại khi thăm khám. Các bác sĩ tại IVF-HCM sẽ luôn đồng hành, hướng dẫn và đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất.
TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH SẢN IVFTA
Hy vọng bài viết đã giải đáp thắc về vấn đề không có tinh trùng ở nam giới. Qua bài viết cũng nhắn gửi đến phái mạnh nên quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe sinh sản của mình, đi khám sớm nếu có dấu hiệu cảnh báo và không e ngại khi trao đổi với bác sĩ.