5 năm sau kết hôn chưa có con, chị Vân 25 tuổi bàng hoàng nhận kết quả bị suy giảm buồng trứng nặng, chỉ số AMH suy kiệt nếu không kịp thời điều trị chị có thể đối mặt với nguy cơ chưa có con đã bước vào mãn kinh.
Sau 3 tháng mất kinh liên tiếp, người luôn trong tình trạng căng thẳng, lo lắng chị Vân cùng chồng đến thăm khám tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP Hồ Chí Minh (IVFTA-HCMC) để tìm nguyên nhân. Kết quả thăm khám cho thấy chị Vân có tình trạng rối loạn nội tiết và chỉ số dự trữ buồng trứng suy giảm chỉ còn 0.5. Trong khi đó với độ tuổi 25 thì nồng độ AMH trung bình sẽ giao động trong khoảng từ 2.2 – 6.8 ng/mL. Thực hiện siêu âm đầu chu kỳ chỉ có 1-2 nang trứng trên buồng trứng. Điều này đồng nghĩa với việc chị Vân có thể bị mãn kinh sớm dù chưa có con.
Trường hợp chị Hoài 37 tuổi cũng có vấn đề tương tự. Vợ chồng chị Hoài kết hôn 9 năm và chưa có con. Chị Hoài từng phải phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng trái vì khối u nang lớn. Sau khi thăm khám tại IVFTA-HCMC, chị Hoài được chẩn đoán rối loạn nội tiết, AMH suy kiệt chỉ còn 0.17. Bên cạnh đó, thăm khám cho thấy niêm mạc mỏng, tử cung có polyp, tiên lượng điều trị thành công khó khăn và cần chạy đua với thời gian để có thể sinh con chính chủ.
BS.CKII Vũ Nhật Khang Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, BVĐK Tâm Anh TP HCM cho biết tại IVFTA-HCMC tiếp nhận rất nhiều trường hợp chị em trong độ tuổi sinh sản từ khoảng 20-35 tuổi bị suy giảm buồng trứng sớm, nhiều trường hợp chưa lập gia đình. Một số nguyên nhân có thể gây nên tình trạng suy giảm buồng trứng như bẩm sinh, bệnh tự miễn, từng làm phẫu thuật tác động lên tử cung, buồng trứng, rối loạn về nội tiết… Trong đó bệnh nhân trẻ nhất từng đến thăm khám và phát hiện suy giảm dự trữ buồng trứng chỉ mới 18 tuổi.
Theo bác sĩ Khang, người phụ nữ thiệt thòi hơn so với đàn ông vì khả năng sinh sản của người phụ nữ là hữu hạn. Một bé gái từ khi chào đời sẽ được “mẹ tặng” cho một số lượng trứng nhất định ở 2 buồng trứng. Số trứng này có sẽ giao động từ khoảng 1 triệu nang trứng. Khi bé gái bước vào tuổi dậy thì số lượng trứng này hao hụt vào giao động trong khoảng từ 300.000 đến 500.000 nang trứng. Mỗi chu kỳ hành kinh, thì việc rụng trứng sẽ xảy ra, số lượng trứng sẽ giảm dần cho đến khi không còn trứng trên hai buồng trứng, lúc này người phụ nữ sẽ bước vào thời kỳ mãn kinh. Thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ thường bắt đầu vào lúc 50-52 tuổi.
Tuy nhiên, hiện nay có không ít trường hợp chị em chưa đến tuổi 40 đã suy buồng trứng sớm, chỉ số dự trữ buồng trứng suy giảm nhanh chóng gây ảnh hưởng đến lượng sống, sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần. Bên cạnh đó, việc suy buồng trứng sớm có nguy cơ cưới đi cơ hội được làm mẹ của nhiều chị em.
>> Xem thêm: Suy buồng trứng có thai tự nhiên được không? Cần lưu ý gì
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2019 cho thấy, tỷ lệ phụ nữ bị suy buồng trứng sớm trên toàn cầu chiếm khoảng 3.7%. Tại Việt Nam vẫn chưa có thống kê cụ thể về con số phụ nữ bị suy buồng trứng sớm. Chỉ riêng thống kê số khách hàng đến thăm khám tại IVFTA-HCMC cho thấy, khoảng 50% trường hợp bệnh nhân nữ ở độ tuổi dưới 40 có kết quả bị suy giảm dự trữ buồng trứng. Hiện nay, với việc điều trị cá thể hóa, có rất nhiều phác đồ được áp dụng để tăng cơ hội sinh con chính chủ với phụ nữ bị suy giảm buồng trứng sớm.
Bác sĩ Vũ Nhật Khang chia sẻ, trước đây phụ nữ bị suy buồng trứng, có chỉ số AMH suy kiệt thường phải đối mặt với chỉ định xin trứng hoặc xin con nuôi để có con. Tuy nhiên, ngày nay sự tiến bộ trong y học đã mở ra nhiều “cánh cửa” hy vọng cho phụ nữ không may bị suy buồng trứng sớm. Các phác đồ thuốc được cá thể hóa kèm theo kỹ thuật trữ noãn số lượng ít giúp các bác sĩ tại IVFTA-HCMC có thể gom noãn nhiều chu kỳ, điều này vừa tối ưu chi phí điều trị vừa tăng tỷ lệ tạo được nhiều phôi tốt cũng như tăng tỷ lệ mang thai thành công và sinh con khỏe mạnh.
Không chỉ vậy, IVFTA xây dựng phòng lab siêu sạch ISO 5 cùng hệ thống tủ nuôi cấy phôi động học kết hợp trí tuệ nhân tạo AI trong nuôi phôi, sử dụng kỹ thuật bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP) với trường hợp nội mạc tử cung mỏng, sinh thiết phôi (PGT), nuôi trưởng thành noãn non trong ống nghiệm (IVM), hỗ trợ phôi thoát màng (AH)… giúp vợ chồng vô sinh hiếm muộn có thể rút ngắn thời gian điều trị và sớm chạm tới ước mơ có con chính chủ.
Với trường hợp chị Vân, sau khi thăm khám chị được khuyên nên thực hiện điều trị ngay. Chị Vân được tiến hành gom trứng 5 chu kỳ để có thể gom được số trứng tối ưu nhất. Sau chu kỳ chọc hút trứng, chị thu được 7 noãn trưởng thành và tạo được 4 phôi. Sau lần chuyển phôi thứ 2 chị thành công mang thai và hiện thai nhi đang được 12 tuần.
Đối với chị Hoài thì gặp nhiều khó khăn hơn vì tuổi chị Hoài lớn, amh suy kiệt và nhiều bệnh lý kèm theo. Tuy nhiên với kim chỉ nam còn trứng là còn hy vọng, bác sĩ tại IVFTA-HCMC chắt chiu từng cơ hội cho vợ chồng chị Hoài. Sau 6 chu kỳ gom trứng chị có 4 noãn và tạo được 1 phôi chất lượng tốt. Về vấn đề nội mạc tử cung mỏng, chỉ được thực hiện bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân để cải thiện chất lượng niêm mạc. Sau khi chuẩn bị tốt nhất những yếu tố về phôi về niêm mạc tử cung, chị Hoài được tiến hành chuyển phôi và thành công với 1 phôi duy nhất. Hiện thai nhi đã được 13 tuần.
Hiện nay tỷ lệ phụ nữ trẻ, thậm chí phụ nữ chưa lập gia đình, chưa sinh con bị suy buồng trứng sớm đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Vì vậy theo bác sĩ Vũ Nhật Khang, chị em nên quan tâm hơn đến sức khỏe sinh sản của mình bằng việc thăm khám định kỳ, quan trọng nên thăm khám tiền hôn nhân để biết về tình trạng sức khỏe tổng thể và sức khỏe sinh sản. Với những chị em chưa có mong muốn có con ở thời điểm hiện tại có thể suy nghĩ đến việc lưu trữ noãn để bảo tồn khả năng sinh sản cũng như giữ những trứng chất lượng tốt cho việc mang thai sau này. Kỹ thuật trữ đông trứng tại IVFTA-HCMC có thể giúp bảo quản được trứng ở thời gian dài mà không ảnh hưởng đến chất lượng trứng sau rã.
TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH SẢN IVFTA