Tụ dịch vết mổ sau sinh là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc mang thai ở những lần tiếp theo của người phụ nữ. Với sự gia tăng của chỉ định mổ lấy thai, bên cạnh những ưu điểm thì người mẹ cũng đối mặt với những nguy cơ như để lại sẹo trên cơ thể, có nguy cơ sẹo dính tử cung… Trong trường hợp sẹo mổ lấy thai không hồi phục tốt sẽ dẫn đến tụ dịch vết mổ.
Bài viết có sự tư vấn chuyên môn của BS.CKII Vũ Nhật Khang – Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP Hồ Chí Minh.
Tụ dịch vết mổ sau sinh là tình trạng tồn tại một vết nứt ở vùng eo của thành trước cổ tử cung và ở vị trí của vết sẹo mổ cũ. Ở một số chị em sau lần sinh mổ trước đó, tại vị trí rạch cơ tử cung khi lấy em bé ra ngoài sẽ hình thành sẹo.
Tùy theo cơ địa của từng người mà việc sẹo lành sẽ diễn ra khác nhau, có nhiều người việc lành sẹo không diễn ra hoàn toàn và để lại vết khuyết ở trong lòng tử cung. Sự hình thành của khuyết lõm này là nơi mà máu kinh hoặc các dịch cũ ứ đọng lại, nếu phần dịch ứ đọng nhiều có thể tràn lên lòng tử cung. (1)
Phụ nữ sinh mổ đều có nguy cơ đối mặt với việc bị tụ dịch vết đẻ mổ. Khi phần sẹo mổ lấy thai không được lành hoàn toàn sẽ tạo không gian cho các phần dịch hoặc máu kinh cũ tồn đọng gây ứ dịch. Nguy cơ tụ dịch vết mổ đẻ sẽ cao hơn nếu bệnh nhân có những đặc điểm như:
Tụ dịch vết mổ sau sinh thường có những dấu hiệu như thế nào là vấn đề mà nhiều chị em quan tâm. Theo BS,CKII Vũ Nhật Khang cho biết “thông thường tình trạng tụ dịch vết mổ sẽ không có dấu hiệu cụ thể, người bệnh chỉ biết qua việc thăm khám sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp có một số dấu hiệu cảnh báo tình trạng tụ dịch vết mổ sau sinh như:
Theo bác sĩ Vũ Nhật Khang, tình trạng rong kinh, rong huyết là dấu hiệu thường thấy ở những chị em có tụ dịch vết mổ cũ, dịch cũ, máu kinh tồn đọng lại sau kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, sau khi giao hợp hoặc vận động mạnh chị em có thể thấy xuất hiện những đốm máu đỏ, đây cũng có thể cảnh báo cho việc có khuyết sẹo mổ lấy thai.
Hiện nay, tỷ lệ mổ lấy thai đang tăng cao kéo theo đó là tỷ lệ phụ nữ bị tụ dịch vết mổ sau sinh cũng tăng lên, vì vậy các bác sĩ luôn cố gắng để giảm thiểu tỷ lệ mổ lấy thai. Nhiều chị em lo lắng tụ dịch vết mổ sau sinh có nguy hiểm không?
Theo bác sĩ Vũ Nhật Khang với những chị em có khuyết sẹo mổ lấy thai sẽ đối mặt với những nguy cơ về tai biến sản khoa ở những lần mang thai sau hoặc khó khăn trong việc mang thai ở lần theo.
Tụ dịch vết mổ sau sinh là tình trạng nguy hiểm và có thể tiềm ẩn những biến chứng về chức năng sinh sản như:
Trong nhiều trường hợp, việc tụ dịch vết mổ khiến chị em thường xuyên gặp phải tình trạng rong kinh, rong huyết ảnh hưởng trực tiếp chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, việc sẹo mổ lấy thai hồi phục không tốt sau sinh, gây ra tình trạng sẹo dính, ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của cơ tử cung, gây khó khăn ở những lần mang thai tiếp theo, nếu thành công mang thai cũng đối mặt với nhiều vấn đề trong chăm sóc và nguy cơ tai biến sản khoa. (3)
Theo bác sĩ Vũ Nhật Khang “Ở những vị trí có khuyết sẹo tử cung sẽ thường ứ dịch và gây viêm. Nếu dịch nhiều có thể chảy vào buồng tử cung hoặc chảy ra ngoài khiến bệnh nhân sẽ thấy dịch màu nâu kéo dài. Trường hợp dịch chảy vào buồng tử cung có thể gây hỏng lớp niêm mạc tử cung.
Tụ dịch vết mổ thông thường sẽ có những triệu chứng đặc hiệu cảnh báo vì vậy chị em chỉ phát hiện bệnh khi đi thăm khám tổng quát hoặc khám hiếm muộn. Việc chẩn đoán tụ dịch vết mổ thường thông qua siêu âm cũng như một số phương pháp chẩn đoán khác như:
Ứ dịch vết mổ tại khuyết sẹo mổ lấy thai có thể điều trị và hồi phục tùy theo mức độ của khuyết sẹo. Hiện nay các phương pháp điều trị sẽ dựa trên mục đích của người bệnh như mong muốn điều trị để mang thai ở lần tiếp theo, hoặc điều trị để cải thiện chất lượng cuộc sống, chấm dứt tình trạng rong kinh, rong huyết, đau vùng chậu… (4)
Tụ dịch vết mổ gây ra tình trạng ứ dịch và viêm khu trú tại vùng khuyết sẹo, điều này ảnh hưởng đến sự di chuyển của tinh trùng, gây hỏng niêm mạc tử cung và tạo độc tố gây độc cho phôi,… Để điều trị tình trạng tụ dịch vết mổ đẻ, bác sĩ có thể thực hiện điều trị nội khoa, hút dịch vết mổ hoặc chỉ định điều trị ngoại khoa phẫu thuật tạo hình lại vết mổ. Tùy vào tình trạng người bệnh, mức độ ứ dịch sẽ có những chỉ định điều trị khác nhau.
Vậy làm thế nào để hết dịch vết mổ sau sinh: Theo bác sĩ Khang trong điều trị tụ dịch vết mổ cũ sẽ ưu tiên điều trị nội khoa trước sau đó nếu việc điều trị nội khoa không đem lại kết quả khả quan sẽ tiến hành đến các phương pháp phẫu thuật. Hiện nay theo các thống kê trên thế giới, tỷ lệ thành công khi điều trị phẫu thuật khoảng 50-60%.
Tại IVFTA-HCMC bệnh nhân sẽ được điều trị với phác đồ cá thể hóa, với trường hợp có khuyết sẹo mổ lấy thai có ứ dịch gây vô sinh thứ phát và bệnh nhân có chỉ định tiến hành làm thụ tinh trong ống nghiệm, bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị với những phương pháp bảo tồn như cân nhắc dùng thuốc, hút dịch hoặc áp dụng các phác đồ đặc biệt để giảm tình trạng ứ dịch.
>> Xem thêm: Bị tụ dịch vết mổ có làm IVF được không? Chuyên gia giải đáp
Trước tiên bác sĩ sẽ theo dõi về nội mạc tử cung kết hợp sử dụng một số loại thuốc hoặc kỹ thuật để hút phần dịch tồn đọng ra ngoài. Trong trường hợp đã làm hết các cách có thể nhưng tình trạng ứ dịch vẫn không cải thiện, bác sĩ sẽ tiến hành đến việc phẫu thuật để sửa chữa khuyết sẹo. Một số phương pháp ngoại khoa được áp dụng để điều trị trong trường hợp này như: nội soi buồng tử cung kết hợp cắt bờ dưới của khuyết sẹo để tạo hình lại mặt phẳng và loại bỏ ổ dịch tồn đọng, mổ hở sửa sẹo vết mổ cũ…
Bác sĩ Khang cũng cho biết việc điều trị khuyết sẹo để chấm dứt tình trạng rong kinh, rong huyết ở bệnh nhân là rất quan trọng. Nếu không được can thiệp kịp thời và tình trạng tụ dịch vết mổ không chỉ làm giảm cơ hội mang thai và tăng các biến chứng nguy hiểm ở lần mang thai tiếp theo. Vì vậy bệnh nhân cần được điều trị ở bệnh viện có đội ngũ chuyên gia giỏi và trung tâm có kỹ thuật cao để tối ưu trong phác đồ điều trị và đạt hiệu quả cao nhất.
Những cách nào giúp phòng ngừa tình trạng tụ dịch vết mổ là vấn đề mà các chị em quan tâm. Hiện nay, cách duy nhất để ngăn chặn tình trạng này là không sinh mổ. Trong trường hợp mẹ đang trong thai kỳ và có kế hoạch sinh mổ cần trao đổi với bác sĩ để biết thêm những rủi ro của sẹo mổ lấy thai. Bên cạnh đó, một số lưu ý có thể giúp chị em giảm rủi ro hạn chế tình trạng tụ dịch vết mổ sau sinh như:
Trung tâm Hỗ trợ sinh sản – IVFTA-HCMC có ưu thế nằm trong bệnh viện đa khoa, có sự cộng gộp sức mạnh với các chuyên khoa hàng đầu như Sản phụ khoa, Nhi-Sơ sinh, Tim mạch, Chẩn đoán hình ảnh…
Với trường hợp các cặp vợ chồng mong con mà người vợ có tụ dịch vết mổ cũ sẽ được lên phác đồ điều trị cá thể hóa với từng trường hợp, kết hợp điều trị nội khoa và ngoại khoa. Sau khi giải quyết được các vấn đề về nội mạc tử cung, chuẩn bị được môi trường tử cung hoàn hảo nhất, bác sĩ sẽ tiến hành các bước tiếp theo trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm cho bệnh nhân.
IVFTA-HCMC quy tụ đội ngũ chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm trong việc điều trị trường hợp vô sinh thứ phát do có tụ dịch vết mổ cũ. Việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ giúp tăng cơ hội mang thai và cải thiện chất lượng cuộc sống cho chị em.
TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH SẢN IVFTA
Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về vấn đề tụ dịch vết mổ sau sinh. Đây là tình trạng nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống cũng như khả năng sinh sản của chị em. Nếu có thêm những thắc mắc về vấn đề này, chị em có thể liên hệ IVFTA-HCMC để được tư vấn thêm.