“Cả hai vợ chồng tôi đều là công nhân, trọ trong một xóm trọ nghèo, đồng lương ít ỏi chúng tôi dồn hết vào chạy chữa. Hơn 10 năm trôi qua với những thăng trầm, khốn khó nhưng giấc mơ được tay bế tay bồng chính đứa con của mình luôn âm ỉ cháy trong vợ chồng. Đó cũng là lý do dù được khuyên xin tinh trùng, xin con nuôi tôi đều nói không. Hai vợ chồng luôn tin, tin sẽ ngày ước mơ đó thành hiện thực…” Anh Phạm Đình Khuyên xúc động chia sẻ.
Năm 2010, anh Phạm Đình Khuyên (SN 1982) và chị Nguyễn Thị Bình (SN 1987) nên duyên vợ chồng. Cuộc sống hôn nhân ấm êm và hạnh phúc, tuy nhiên 2 năm mong con mà không có tin vui, anh chị quyết định đến bệnh viện ở TP.HCM để thăm khám tìm nguyên nhân. Sau thăm khám, anh Khuyên “sốc” vì nhận kết quả bản thân không có tinh trùng. Bác sĩ đề nghị anh làm phẫu thuật tìm tinh trùng nhưng vợ chồng từ chối vì hy vọng tìm được cơ may có con tự nhiên bằng các phương pháp điều trị dân gian và uống thuốc nam, thuốc bắc.
Sau 3 năm mong ngóng vẫn chưa có tin vui. Vợ chồng anh Khuyên quyết định trở lại bệnh viện trên thành phố để thực hiện mổ tìm tinh trùng. Tuy nhiên, kết quả sau ca mổ không khả quan vì không tìm thấy tinh trùng di động, anh được khuyên nên xin tinh trùng để có con. Vợ chồng anh bối rối, đượm buồn không đồng ý.
Ôm hy vọng có con chính chủ, trong suốt 6 năm sau, anh chị tập trung điều trị ở nhiều bệnh viện khác nhau. Anh Khuyên trải qua 2 lần mổ tìm tinh trùng với phương pháp micro-TESE, may mắn có một lần thành công tìm được tinh trùng, anh chị tạo được 3 phôi nhưng may mắn chưa mỉm cười vì 3 lần chuyển phôi đều thất bại.
Buồn, thất vọng nhưng anh chị vẫn tin, tin một ngày giấc mơ thành hiện thực và con yêu sẽ về. Năm 2021, như một mối duyên lành khi tình cờ đi ngang qua BVĐK Tâm Anh, TP HCM và thấy TT Hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện Tâm Anh vừa đi vào hoạt động. Về tìm hiểu và được biết bệnh viện có thế mạnh điều trị “kiềng 3 chân” kết hợp song song giữa hiếm muộn nam – hiếm muộn nữ và phòng lab hiện đại. Hai vợ chồng có dự cảm tốt sau khi tìm hiểu về bệnh viện nên quyết định xốc lại tinh thần để đến IVFTA-HCMC điều trị.
ThS.BS Lê Đăng Khoa, Trưởng đơn vị Nam học, IVFTA-HCMC là người trực tiếp điều trị cho anh Khuyên, qua thăm khám và xem xét kỹ lại tiền sử điều trị của hai vợ chồng trước đó, bác sĩ Khoa khuyên anh nên nghỉ ngơi 3 tháng trước khi bước vào điều trị để cơ thể có thời gian hồi phục.
Cuối năm 2021, anh Khuyên tiếp tục được phẫu thuật micro-TESE để tìm tinh trùng, lần này trực tiếp bác sĩ Lê Đăng Khoa cùng ekip tại IVFTA-HCMC thực hiện. Với ưu thế là đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng hệ thống kính vi phẫu hiện đại có thể “đào sâu” đến tận cùng ngõ ngách trong tinh hoàn để có thể tìm tinh trùng. May mắn sau phẫu thuật, anh Khuyên may mắn có 9 tinh trùng khỏe mạnh, đủ điều kiện lưu trữ và thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.
Chưa vui mừng được lâu khi nhận được tin chồng tìm thấy tinh trùng, chị Bình giờ phải đối mặt với tình trạng suy buồng trứng, chỉ số AMH còn lại vỏn vẹn 0.5 ít ỏi. Với tiền sử tạo phôi xấu ở những lần điều trị trước đó, các chuyên gia tạo IVFTA-HCMC đã lên chiến lược gom noãn cho chị Bình với hy vọng thu được số lượng noãn tối ưu tăng tỷ lệ thành công trong điều trị.
>> Xem thêm: Suy buồng trứng có thai tự nhiên được không? Cần lưu ý gì
Sau 2 chu kỳ được kích thích buồng trứng và tiến hành chọc hút noãn, chị may mắn gom được 9 noãn trưởng thành. Sau đó noãn được tiến hành với tinh trùng đã trữ đông trước đó của anh Khuyên để tạo được 4 phôi. Phôi được nuôi lên ngày 5 và tạo được 1 phôi duy nhất loại 2.
Trường hợp của chị Bình còn khó khăn vì tiền sử chị bị viêm nội mạc tử cung mãn tính nặng, bác sĩ tại IVFTA-HCMC thực hiện chuẩn bị nội mạc tử cung rất kỹ lưỡng để đảm bảo từng yếu tố từ phôi, nội mạc phải thật hoàn hảo trước khi tiến hành chuyển phôi. Sau 3 lần chuẩn bị nội mạc tử cung, chị Bình mới đủ điều kiện để chuyển phôi. Tháng 2/2023, chị Bình thực hiện chuyển phôi và thành công mang thai, thai nhi hiện hơn 24 tuần và phát triển khỏe mạnh.
“Trước đây, khi đối diện với những lời khuyên đi xin con nuôi, xin tinh trùng để sinh con, hai vợ chồng chỉ ậm ừ cho qua và an ủi nhau giữ vững tinh thần để bước tiếp. Bây giờ mọi khó khăn, vất vả, cả những giọt nước mắt lúc buồn bã, tuyệt vọng đã được đền đáp. Lần đầu cảm nhận được con máy, con đạp hai vợ chồng vui lắm. Chồng tôi là người vui hơn cả, bao nhiêu năm anh kiên trì cuối cùng cũng hái được quả ngọt. Hai vợ chồng vẫn còn ở nhà trọ, sắp tới em bé chào đời chắc chắn sẽ vất vả hơn nhưng vất vả mấy cũng xứng đáng, miễn là có con, nghe tiếng con, được ôm con…” chị Bình xúc động chia sẻ.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Lê Đăng Khoa hiện nay hơn 1 triệu cặp vợ chồng ở Việt Nam đối mặt với tình trạng vô sinh hiếm muộn. Trong đó nguyên nhân vô sinh đến từ người nam chiếm khoảng 40% và từ người nữ khoảng 40%. Với sự phát triển của các phương pháp điều trị hiếm muộn nam hiện đại như vi phẫu micro-TESE, trữ tinh trùng số lượng ít, kỹ thuật bơm tinh trùng vào bào tương noãn, sinh thiết phôi… đã mở ra cơ hội cho nam giới vô sinh có thể có con chính chủ trước khi phải bước vào cánh cửa đi xin tinh trùng hoặc xin con nuôi.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, việc có con là câu chuyện của hai vợ chồng, tỷ lệ thành công trong điều trị vô sinh hiếm muộn nam sẽ phụ thuộc vào khả năng sinh sản, độ tuổi của người nữ. Vì vậy với những cặp đôi hiếm muộn trên 35 tuổi nên thăm khám và điều trị sớm để không lãng phí thời gian và giảm hiệu quả điều trị.
Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:
TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH SẢN IVFTA