“Khoảnh khắc đầu tiên nhìn thấy em bé phôi tròn xoe trên máy tính bảng, cảm giác như một vũ trụ big bang, cả một thế giới đang phân chia và hình thành sự sống”, chị An xúc động bày tỏ.
An (1985) lập gia đình muộn nhưng vì chưa có kế hoạch sinh con, chị ngừa thai suốt 3 năm. Đầu năm 2021, hai vợ chồng quyết định thả để có em bé nên đi khám sức khỏe sinh sản và làm các xét nghiệm cần thiết.
Kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số AMH thấp báo động. Trong khi phụ nữ khỏe mạnh và dưới 38 tuổi, AMH bình thường nằm trong khoảng từ 2,0 – 6,8 ng/ml, thì An chỉ còn 0,3. Sau mấy tháng thả tự nhiên nhưng không có tin vui, vợ chồng An tìm hiểu và lập kế hoạch điều trị IVF.
Đặt mục tiêu tìm một địa chỉ tin cậy để được nghe tư vấn và hiểu rõ quá trình mà hai vợ chồng cần làm trên hành trình tìm con nhưng khám qua nhiều bệnh viện, trung tâm hỗ trợ sinh sản, các phòng khám tư nhân, hay bệnh viện quốc tế chuyên về IVF, vợ chồng chị vẫn chưa tìm được một nơi để trao niềm tin. “Bác sĩ nơi tôi thăm khám trước đây nói tôi như ‘giếng cạn nước’, có con bằng trứng của chính mình là bất khả thi. Lúc đó tôi rơi vào tuyệt vọng, hai vợ chồng chỉ biết ôm nhau khóc”, An nói.
>> Tham khảo: Suy buồng trứng có thai tự nhiên được không? Cần lưu ý gì
Và như một mối duyên lành, vợ chồng An biết đến bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khi vô tình nghe được một vài đoạn chia sẻ của bác sĩ Trung tâm hỗ trợ sinh sản về phác đồ kch1 thích buồng trứng nhẹ cho người có chỉ số dự trữ buồng trứng thấp, cũng như labo “sạch như tử cung người mẹ” cùng công nghệ nuôi phôi hiện đại, vợ chồng An đến khám và tư vấn.
“Vợ chồng mình đến khám lần đầu là ngay trước khi thành phố có lệnh phong tỏa vì Covid-19, bác sĩ Giang Huỳnh Như – Giám đốc Trung tâm, đã dành cho hai vợ chồng rất nhiều thời gian để giải thích về quá trình điều trị IVF, các chỉ số cơ thể của mình và phác đồ điều trị cụ thể. Lần đầu tiên mình được hiểu cặn kẽ về lợi ích của việc gom phôi, gom trứng, lợi ích của nuôi phôi lên ngày 5 so với ngày 3 cũng như việc cố gắng để chuyển một phôi nếu chưa có tiền sử thất bại IVF trước đó…”, An kể.
Sau khi được thăm khám với bác sĩ Giang Huỳnh Như, An được kê thuốc và hẹn tái khám, không may đến gần ngày hẹn thành phố bắt đầu có lệnh phong tỏa. Lúc đó hết thuốc cộng thêm sốt ruột vì không biết nên làm gì thì IVFTA đã mở ngay phòng khám online miễn phí để tư vấn cho bệnh nhân hiếm muộn. Như người đang đuối nước vớ được cọc, An đăng ký khám và được tư vấn online 1-1 với bác sĩ Như, được trấn an và có đường đi cụ thể, An yên tâm và tập trung nghỉ ngơi, theo dõi những chương trình tư vấn sức khỏe về IVF của bệnh viện Tâm Anh trên truyền hình để bổ sung cho mình những kiến thức về IVF.
Theo ThS.BS Giang Huỳnh Như, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh chia sẻ: “An suy buồng trứng nặng, cơ hội thu được noãn để tạo phôi rất khó khăn. Cần có phác đồ kích trứng phù hợp, trữ trứng số lượng ít, và nuôi phôi bằng tủ nuôi cấy hiện đại tích hợp phần mềm trí tuệ nhân tạo AI để tăng khả năng thành công.”
Sau khi thành phố hết phong tỏa, An quay trở lại IVFTA-HCM bắt đầu hành trình.
Lần đầu tiên chọc trứng, khá bỡ ngỡ và hốt hoảng nên chị An cảm giác đau, nước mắt cứ chảy xuống vì tâm lý lo lắng. “Mình nhớ lúc đó mình chảy nước mắt và gồng mình lên, bác Như đã đi lên gần phía đầu mình và nhẹ nhàng kiên quyết bảo: em đừng khóc, em khóc là sẽ không thở được đó. Và khi đó mình được cho thuốc mê liền.
Khi chuẩn bị cho buổi lấy trứng lần 2, mình hỏi bác là ngưỡng chịu đau của em rất kém nên lần trước em bị hoảng hốt, bác nói mình yên tâm và sẽ làm thật nhẹ nhàng cho mình. Và quả thật như lời bác nói, lần thứ 2 thì mọi thứ rất nhẹ nhàng, không hề đau.
Nhìn thấy chồng mình đang lo lắng ngồi chờ ngoài phòng thủ thuật, bác trấn an rằng hôm nay vợ anh giỏi lắm, không còn khóc lúc lấy trứng nữa, những điều nhỏ bé và giản dị ấy lại khiến vợ chồng mình ấm lòng vô cùng”, An cho biết.
May mắn sau 2 chu kỳ kích trứng, gom phôi tại IVFTA-HCM, vợ chồng An có 4 phôi quý chất lượng ngày 5, ngày 6. Đây là một kỳ tích cho chỉ số AMH 0.3 ít ỏi của chị. Tất cả phôi được nuôi bằng hệ thống tủ nuôi cấy động học Embryoscope tích hợp trí tuệ nhân tạo AI.
Tại IVFTA-HCM, một điều vô cùng khác biệt là vợ chồng điều trị vô sinh sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng toàn bộ quá trình phôi phát triển, được nghe bác sĩ tư vấn phôi cặn kẽ và lựa chọn phương pháp tối ưu nhất để nâng cao tỷ lệ thành công trong thụ tinh ống nghiệm
“Mình được bác sĩ cho xem quá trình phôi phân chia ra sao và cách nhận biết thế nào là phôi khỏe, phôi tốt cũng như các dự đoán của bác. Và quả thật là bác dự đoán rất chính xác về số lượng phôi tiến triển lên ngày 5, ngày 6”, An kể.
Khoảnh khắc rời phòng thủ thuật sau lần chuyển phôi đầu tiên, An nhẹ đặt tay lên bụng và thì thầm “Chào mừng con, giờ hai mẹ con ta về nhà nhé!”. Lời thủ thỉ mang theo rất nhiều hy vọng mầm sống nhỏ sẽ yêu thích môi trường mới đầy ấm áp trong tử cung mẹ, và phát triển thật tốt.
8 ngày sau chuyển phôi, nôn nóng, chị An quyết định xét nghiệm máu. Lúc nhận kết quả beta hCG dương tính, An vỡ oà hạnh phúc. Ngày 11 sau chuyển phôi, trong buổi tái khám, An bày tỏ lo lắng cùng dự định sẽ làm xét nghiệm máu mỗi 48h để kiểm tra. Bác sĩ khuyên An không nên tự làm bản thân mình căng thẳng, thay vào đó nên giữ tinh thần ổn định, thoải mái, nếu không có gì bất thường như ra máu hay đau bụng thì không cần lo lắng.
Tết năm nay là một cái tết rất khác, sự xuất hiện của sinh linh bé bỏng trong bụng khiến gia đình An đón tết đủ đầy. An dưỡng thai tại nhà, ăn uống đủ dinh dưỡng và trò chuyện cùng em bé trong bụng, nghe một vài bài kinh Phật để tinh thần an yên và thoải mái.
Thai kỳ của An khá thuận lợi. 12 tuần đầu thai kỳ, An được theo dõi thai sát sao tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản. Sau đó, An được chuyển xuống khoa Sản của bệnh viện Tâm Anh để tiếp tục theo dõi thai. Bé con chào đời ở tuần 39 thai kỳ, một cu cậu kháu khỉnh, khỏe mạnh và khóc rất to. 3 “bé phôi” khỏe mạnh tiếp tục được trữ đông, chị An dự tính sẽ quay lại IVFTA-HCM để tiếp tục chuyển phôi.
Trường hợp sinh con chính chủ từ số trứng ít ỏi của vợ chồng chị An là một trường hợp khó nhưng nhưng không hiếm gặp tại IVFTA-HCM. Theo các thống kê, tỷ lệ bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng ở trung tâm chiếm hơn 15%, bệnh nhân lớn tuổi hơn 18%. Với những bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân suy giảm buồng trứng, ngoài phác đồ kích trứng cá thể hoá để có thể thu được những quả trứng chất lượng, IVFTA đẩy mạnh phòng lab và tối ưu hoá hệ thống tủ nuôi phôi.
Bên trong phòng lab nuôi phôi ISO5 hiện đại nhất Đông Nam Á, IVFTA-HCM trang bị nhiều máy móc và thiết bị tối tân nhất, đây là những trợ thủ đắc lực cho việc nâng cao tỷ lệ thành công của chu kỳ nuôi cấy phôi.
Tại IVFTA-HCM, các kỹ thuật viên không cần thực hiện thao tác thủ công mang phôi ra bên ngoài để quan sát mà phôi được nuôi cấy, phát triển trong hệ thống tủ time-lapse với hệ thống camera ghi nhận toàn bộ quá trình phát triển, phân chia tế bào. Phần mềm trí tuệ nhân tạo AI là “cánh tay đắc lực” giúp chuyên viên có cơ sở đánh giá chất lượng phôi, cũng như tiên lượng khả năng đậu thai.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, IVFTA-HCM đã chú trọng đến việc đầu tư công nghệ nuôi phôi hiện đại với hệ thống thiết bị nuôi cấy phôi quan sát liên tục 360 độ, giúp ghi lại hình ảnh phôi trong suốt quá trình phát triển đồng thời chuyên viên phôi học cũng có thể quan sát, đánh giá trên từng sự thay đổi nhỏ của phôi thật kỹ mà không bị áp lực thời gian do không cần đem phôi ra bên ngoài như tủ cấy thông thường.
Kết hợp kép giữa phòng lab nuôi cấy ISO 5 và hệ thống thiết bị nuôi cấy phôi quan sát liên tục, kết hợp phần mềm phân tích phôi áp dụng trí tuệ nhân tạo EVA bản quyền FDA duy nhất tại Việt Nam đã hỗ trợ chuyên viên phôi học lựa chọn phôi tốt nhất, giúp tăng khả năng sử dụng phôi nang từ 70-80%, nâng cao tỷ lệ IVF thành công.
TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH SẢN IVFTA