5/10/2022 là ngày không thể nào quên với vợ chồng chị Lê Thị Ngọc Mai (38 tuổi, Hóc Môn). Đèn phòng mổ tại BVĐK Tâm Anh bật sáng, cô công chúa nhỏ chào đời sau 10 năm mong mỏi. Nhìn con, ôm con, nghe con khóc khiến bao nỗi vất vả mà hai vợ chồng trải qua trong suốt 10 năm đằng đẵng được xoa dịu.
10 năm hiếm muộn, không ít lần hai vợ chồng chị Mai lầm lũi dìu nhau rời khỏi các bệnh viện lớn với kết quả là con số 0 tròn trĩnh. Lấy nhau từ năm 2011 nhưng mãi chưa có tin vui, hai vợ chồng quyết định đi kiểm tra sức khỏe bác sĩ kết luận cả hai hoàn toàn bình thường.
4 năm mong mỏi mà vẫn chưa có tin vui, anh chị chấp nhận sự thật khó mang thai tự nhiên. Bắt đầu tìm kiếm hy vọng, hai vợ chồng tìm đến những trung tâm điều trị hiếm muộn ở cả hai miền nam bắc. Sau 4 lần thụ tinh nhân tạo IUI, 5 lần chuyển phôi làm IVF thất bại khiến anh chị buồn và thất vọng rất nhiều.
Duy nhất một lần có tin vui hai vạch, dù chị Mai nâng niu cẩn thận bao nhiêu cũng không giữ được bé. Chịu cú sốc tâm lý quá lớn, chồng chị thương vợ, từng không ít lần thủ thỉ giải thoát cho vợ khỏi gánh nặng con cái, để vợ không phải đối mặt với những áp lực quá nặng nề tổn hại sức khỏe tinh thần… nhưng người phụ nữ kiêng cường ấy quyết không từ bỏ.
Trải qua nhiều lần làm IUI và IVF thất bại, điều chị Mai ám ảnh là những mũi kim tiêm chích vào cơ thể. Mỗi lần chích thuốc, mắt chị chị nghiền và hai tay nắm chặt nhau. Đau đớn, ám ảnh, thậm chí mệt mỏi nhưng ước mơ có con quá lớn, anh chị cùng nắm tay nhau và bước tiếp trên hành trình mới.
Đầu tháng 10/2021, trên tay là tập hồ sơ dày cộp, anh chị đến IVFTA-HCM để được tư vấn và điều trị. Trực tiếp điều trị cho vợ chồng chị Mai là bác sĩ Giang Huỳnh Như, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP HCM, bác sĩ động viên hai vợ chồng cùng nỗ lực, chạy đua với thời gian để có cơ hội làm cha mẹ ở ngưỡng tuổi tứ tuần.
ThS.BS Giang Huỳnh Như cho biết, trường hợp chị Mai khó vì hai vợ chồng lớn tuổi, tiền sử chuyển phôi thất bại nhiều lần, riêng chị Mai có lạc nội mạc tử cung và tiền sử mắc hội chứng quá kích buồng trứng nặng gây tràn dịch ổ bụng.
Với trường hợp có thất bại làm tổ sau chuyển phôi nhiều lần, chị Mai được bác Như tiến hành nội soi buồng tử cung chẩn đoán, kết quả chị phát hiện bị viêm niêm mạc tử cung mãn tính cần điều trị. Sau khi ổn định, chị được tiến hành phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ, chọc trứng, tạo được 4 phôi chất lượng.
Chị Mai chia sẻ ở những lần điều trị trước ở các bệnh viện khác, dù niêm mạc tử cung chỉ có 7mm, bác sĩ vẫn không can thiệp và quyết định chuyển phôi. Tại IVFTA-HCM chị thấy sự khác biệt khi bác sĩ quan tâm rất nhiều đến chất lượng và độ dày niêm mạc, bác Như cho sử dụng thuốc, phác đồ tốt và phù hợp nhất để tăng độ dày, làm niêm mạc đẹp rồi mới quyết định chuyển phôi.”
Trường hợp chị Mai được hỗ trợ bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân để làm dày và đẹp niêm mạc, hỗ trợ tăng khả năng thành công. Bên cạnh đó, trước khi chuyển phôi chị cũng được chỉ định làm ERA Test để xác định cửa sổ làm tổ của niêm mạc tử cung. Đây đều là những phương pháp hiện đại, giúp tối ưu hóa thời gian đặt phôi vào tử cung để thúc đẩy quá trình làm tổ và mang thai.
Khi được chuẩn bị một lớp niêm mạc đẹp chờ đón mầm sống nhỏ phát triển, chị Mai hồi hộp chờ đến ngày chuyển phôi. “Đó là ngày ông Táo về trời, hai vợ chồng nắm tay nhau lên bệnh viện hy vọng rằng IVFTA-HCM sẽ giúp giấc mơ của 10 năm thành hiện thực, con yêu sẽ về trong ngày xuân năm mới.” Suốt kỳ nghỉ Tết, hai vợ chồng thấp thỏm không dám thử que thử thai.
Ngày mùng 5 Tết, là ngày mà anh chị không bao giờ quên, giữa sắc mai vàng nở rộ tại trung tâm, anh chị hạnh phúc nhận kết quả beta Hcg dương tính, nửa mừng nửa lo, hai vợ chồng chưa dám chia sẻ tin vui đến hai bên nội ngoại bởi hành trình phía trước còn rất dài…
Ở tuổi ngấp nghé 40, nhiều bệnh lý nguy hiểm kèm theo, từng có tiền sử thai lưu, thất bại chuyển phôi nhiều lần, lạc nội mạc tử cung, chị Mai được bác sĩ đánh giá là thai kỳ nguy cơ cao. Sau khi có kết quả đậu thai, bác sĩ liền lập kế hoạch theo dõi thai kỳ nghiêm ngặt để phòng nguy cơ sảy thai 3 tháng đầu thai kỳ.
Đúng như những gì bác sĩ lo lắng, khi thai 6 tuần, chị Mai bị rỉ huyết hồng âm đạo. Hai vợ chồng lập tức đến bệnh viện Tâm Anh, bác sĩ Giang Huỳnh Như cho chị tiêm thuốc hỗ trợ giữ thai. May mắn, lần này bé yêu đã bám chắc bụng mẹ, có nhịp tim âm vang. Bào thai bé nhỏ mà cứng cáp cứ thế vượt cột mốc 3 tháng, cũng là lúc chị Mai được chuyển sang Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM tiếp tục chăm sóc thai kỳ. Người mẹ tuân thủ nghiêm ngặt lịch hẹn khám thai từ bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Tâm.
Đến tuần thai 26, chị Mai được phát hiện tiểu đường thai kỳ. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi trong bụng, cần tuân thủ nghiêm về điều trị để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn tăng huyết áp, trẻ mất tim thai đột ngột. May mắn nhờ quản lý thai kỳ nghiêm ngặt, bác sĩ theo dõi và phát hiện sớm, hỗ trợ điều trị tốt, chị Mai từng bước kiểm soát được tình trạng đường huyết cao.
Những ngày gần cuối thai kỳ, nhiều lúc chị Mai cảm thấy nặng nề và kiệt sức. Qua thăm khám chị bị đa ối và cần điều chỉnh. Gần đến ngày dự sinh, em bé trong bụng không chịu quay đầu. Phần mông hướng xuống cổ tử cung và phần đầu nằm ở đáy tử cung. Em bé nằm trong tư thế ngôi thai ngược, khó khăn cho việc sinh thường vì thế bác sĩ Thanh Tâm chỉ định mổ lấy thai để giúp bé yêu chào đời an toàn.
Nhìn lại quãng đường mình đã trải qua, chị Mai trải lòng “Sự xuất hiện của bé con đã mở ra cho tôi một hành trình mới trong thiên chức làm mẹ.” Với niềm tin, cứ đi rồi sẽ đến, mình chỉ chậm con hơn so với người khác thôi chứ không phải không thể có con. Và 10 năm niềm tin ấy vẫn không lung lay, tình cảm vợ chồng vẫn vững vàng để cuối cùng hái được quả ngọt. “Tài năng, y đức của đội ngũ bác sĩ Tâm Anh đã giúp cuộc sống gia đình bước sang một trang mới, đầy ắp tiếng cười”, chị Mai nói trong hạnh phúc.
TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH SẢN IVFTA