Ấp ủ hy vọng tìm con suốt nhiều năm qua, trải qua nhiều bệnh viện trong nước cũng như thế giới, may mắn vẫn chưa đến với chị Mascarenas Ma. Cecille Torralba (43 tuổi, quốc tịch Philippines). Mãi đến khi vượt nghìn trùng từ quốc đảo xa xôi đến với Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, phép màu mới thật sự mỉm cười với vợ chồng chị.
Ở tuổi 43, kết hôn 10 năm chưa có tin vui, từng 5 lần thực hiện IVF tại nhiều bệnh viện ở Philippines. Chị Torralba đối diện với nguy cơ dự trữ buồng trứng suy giảm cả về số lượng và chất lượng, nội mạc tử cung mỏng và không đủ chất lượng để có thể mang thai.
“Hiện tại, các phương pháp IVF tại Philippines vẫn còn khá hạn chế. Bác sĩ tại Philippines nói rằng nếu cần những quy trình điều trị tân tiến hơn, chúng tôi nên đến Việt Nam hoặc Đài Loan”, chị nói.
Được một bác sĩ sản khoa ở Philippines giới thiệu đến Thạc sĩ, bác sĩ Giang Huỳnh Như, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM (IVFTA-HCM), chị Torralba lập tức kết nối với bác sĩ bởi chưa thể đến Việt Nam do hoàn cảnh đại dịch.
Chỉ sau một cuộc gọi, bác sĩ Như và vợ chồng chị đã được kết nối mật thiết bằng email, tin nhắn dù cách xa nhau hơn 1.000 km. Tất cả quy trình thăm khám, chuẩn bị cho quá trình điều trị IVF tại Tâm Anh được bác sĩ Như và đội ngũ nhân viên tư vấn giải thích cặn kẽ, chị cũng được bác sĩ hướng dẫn những biện pháp chăm sóc sức khỏe cần thiết trước thời gian đến khám.
Suốt 2 năm Việt Nam đóng cửa đường bay thương mại quốc tế vì đại dịch Covid-19, cũng là từng ấy ngày chị Torralba thấp thỏm không yên. Động lực duy nhất của đôi vợ chồng U50 là được gặp trực tiếp bác sĩ Như với hy vọng một ngày không xa, con sẽ sớm đến với gia đình của anh chị.
Tại IVFTA-HCM, bệnh nhân người nước ngoài đến điều trị bắt buộc phải có giấy đăng ký kết hôn, hộ chiếu của hai vợ chồng, ngoài ra cũng cần hợp thức hóa lãnh sự. Vì không nằm trong diện miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nên khi sang Việt Nam, chị Torralba rất lo lắng. IVFTA-HCM đã hỗ trợ mọi thứ để hợp thức hóa lãnh sự cho vợ chồng người bệnh, ngay khi visa của họ lúc đó sắp phải gia hạn.
Tất cả mọi thứ, từ vấn đề thủ tục pháp lý, quy trình IVF, thậm chí là chuyện tiêm thuốc, lấy máu, mua thuốc bằng tiền Việt Nam, di chuyển ở thành phố năng động như TP.HCM…, với anh chị Torralba đều rất lạ lẫm và khó khăn. Bệnh nhân lại là một người vô cùng nhạy cảm, rất nhiều lo lắng, và áp lực phải có con rất lớn, nhưng được sự tư vấn hỗ trợ tối đa từ các bác sĩ, nhân viên y tế tại IVFTA-HCM, hành trình tìm con của chị ngày một nhẹ nhàng, suôn sẻ.
“Bác sĩ Như rất chuyên nghiệp và giỏi, luôn ân cần quan tâm chăm sóc bệnh nhân. Bác sĩ cũng hiểu được những khó khăn, lo lắng của tôi, vì bác sĩ Như biết rằng tôi đã mong mỏi có em bé từ trước khi dịch ập tới. Vậy là chúng tôi đã mất tận 2 năm để có thể thực sự gặp nhau. Với người đang mong con như vợ chồng tôi, đó là khoảng thời gian quá dài”, nữ bệnh nhân Philippines chia sẻ.
Ngày 23/3, ngay khi Việt Nam mở cửa đường bay Quốc tế, vợ chồng chị Torralba gấp rút đặt chuyến bay cấp tốc đến Việt Nam. Ngay hôm sau, họ cùng có mặt tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM để thực hiện tất cả kiểm tra về sức khỏe, sẵn sàng cho quá trình điều trị IVF.
“Trước khi trực tiếp gặp bác sĩ ở ngoài, tôi chưa thực sự hình dung được bác sĩ Như tất bật như thế nào, nắm vai trò điều hành một Trung tâm Hỗ trợ sinh sản quy mô lớn và hiện đại ra sao. Sau khi tận mắt chứng kiến sự bận rộn của bác sĩ Như, chúng tôi càng trân quý những điều người bác sĩ tận tâm dành cho bệnh nhân. Và chúng tôi dành trọn niềm tin vào năng lực cũng như tâm huyết của bác sĩ và các cộng sự”, chị Torralba nhớ lại.
Theo bác sĩ Giang Huỳnh Như chỉ số dự trữ buồng trứng AMH (Anti-Mullerian Hormone) của chị Torralba đã giảm mạnh chỉ trong vòng 5 tháng, từ 3,85 xuống chỉ còn 2,19. Ở những người phụ nữ từ 35 tuổi trở lên, chỉ số AMH này thường sẽ suy giảm theo độ tuổi, tuổi càng cao thì AMH càng thấp. Tuy nhiên, với IVFTA thì chỉ số này vẫn không phải là đáng lo ngại, vì thực tế đã có nhiều trường hợp AMH dưới 1 vẫn có thể thành công sau nhiều chu kỳ gom noãn với phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ.
Với số noãn vừa phải, Chị Torralba được tiêm kích trứng với phác đồ kích thích tiêu chuẩn. Sau chọc hút, chị Torralba thu được 15 nang noãn. Tận mắt xem phôi bào đã hình thành (blastocyst), chị rơi nước mắt khi bác sĩ thông báo chị có 9 phôi tốt ngày 5, chuẩn bị sẵn sàng cho ngày chuyển phôi. Người phụ nữ hiếm muộn lâu năm tươi cười cho biết đây là một tỷ lệ rất tốt với chị, nụ cười lấp lánh niềm hạnh phúc.
>> Xem thêm: 6 lưu ý sau chuyển phôi mà các cặp vợ chồng nên biết
Tại IVFTA, công nghệ hiện đại từ chọc hút nang noãn, vận chuyển nhanh chóng từ phòng chọc chút kề sát phòng lab và tay nghề cao của các chuyên gia phôi học đã làm tăng tối đa tỷ lệ “làm phôi“. Không những thế, phôi còn được nuôi trong hệ thống máy nuôi phôi hiện đại bậc nhất thế giới, với môi trường nhất với nhân tạo gần giống nhất với tử cung người mẹ, hệ thống cam 360 độ quan sát 24/7 ghi nhận toàn bộ quá trình phát triển của phôi, giúp kỹ thuật viên phôi học không phải đưa phôi quan sát bằng mắt thường như các trung tâm hỗ trợ sinh sản khác. Từ đó phôi được phát triển toàn diện và được phát hiện, cảnh báo những bất thường nhỏ nhất trong quá trình phân chia. Phần mềm trí tuệ nhân tạo cũng phân tích tất cả thông số để đề xuất với bác sĩ về việc lựa chọn phôi tốt, thời điểm chuyển phôi…
Vì cả hai vợ chồng chị đã lớn tuổi, để loại trừ khả năng phôi bất thường, bác sĩ Như quyết định sàng lọc phôi tiền làm tổ cho vợ chồng bệnh nhân. Ban đầu, vợ chồng anh chị mong có thể sinh đôi để bõ công mong con nhiều năm, nhưng bác sĩ Giang Huỳnh Như đã thuyết phục, ngăn chặn ý định này, do những rủi ro trong các ca đa thai thường cao hơn cho cả mẹ và con. Sau lời khuyên khoa học, chân tình, vợ chồng anh chị đồng ý chỉ chuyển 1 phôi, giữ sức mang thai một bé sau này.
Ngày 9/5/2022, chị Torralba trở lại bệnh viện để chuyển một phôi tốt ngày 5 đã sàng lọc. Những tín hiệu có thai lần đầu tiên hiện hữu. 10 ngày sau chuyển phôi, chị khấp khởi cùng chồng đi thử beta. Khi kết quả hiện lên con số 459 mIU/ml, chị vui mừng khôn xiết, tuy nhiên không may mắn khi thai kỳ ở tuần 15 chị không may sảy thai.
Tháng 8/2022 vợ chồng chị quay lại Việt Nam để tìm thêm cơ hội. Lần này chị chọc hút được 11 trứng trưởng thành nhưng đến 80% trứng có chất lượng kém, thụ tinh tạo được 2 phôi ngày 5 nhưng kết quả sinh thiết phôi đều bất thường nhiễm sắc thể.
Không buông bỏ hy vọng, sau đó 2 tháng, vợ chồng chị lại quay lại tìm bác sĩ Như để “tìm con” lần thứ 3. Lần này chị có 14 trứng trưởng thành, thụ tinh có cả phôi ngày 3, ngày 5 và ngày 6. Khi sinh thiết có 3 phôi bị bất thường nhiễm sắc thể và một phôi còn lại mang thể khảm.
Phôi thể khảm là những phôi được tạo thành từ các tế bào bình thường và bất thường. Theo một số nghiên cứu cho thấy, ở một số trường hợp phôi thể khảm có cơ chế “tự sửa chữa” để đẩy các tế bào bất thường ra ngoài phần lớp lá nuôi và chỉ giữ lại phần bình thường ở khối tế bào.
Đặt hy vọng vào phôi duy nhất này, tháng 10/2022 chị Torralba được chuyển phôi và may mắn đã mỉm cười khi chị đã đậu thai. Vợ chồng chị quay về Philippines với em bé đang lớn dần trong bụng. Thai kỳ diễn ra khá suôn sẻ, những mốc khám thai, siêu âm chị đều gửi kết quả để khoe với bác Như.
9 tháng sau, một cậu bé trai kháu khỉnh, nặng 3kg chào đời tại Philippines. Con là quả ngọt cho những kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ của ba mẹ, của các bác sĩ tại Việt Nam. Trong suốt hành trình điều trị, chị Torralba luôn chắc chắn rằng quyết định đến IVFTA-HCM là lựa chọn đúng đắn nhất suốt nhiều năm bôn ba tìm con. Chính bởi những ân cần của bác sĩ Như, sự chuyên nghiệp của bệnh viện, đặc biệt là kết quả thành công mỹ mãn khi chị đã được mang thai.
Vợ chồng chị Marina không phải là bệnh nhân nước ngoài đầu tiên đến với Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM (IVFTA-HCM), hàng trăm cặp vợ chồng hiếm muộn từ nhiều quốc gia trên thế giới đã tìm đến các bác sĩ sau những lời giới thiệu của các bác sĩ tại quê nhà hoặc do bạn bè người thân giới thiệu sau khi đã thụ tinh ống nghiệm thành công tại IVF Tâm Anh.
Thạc sĩ, bác sĩ Giang Huỳnh Như, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, cho biết với người bệnh hiếm muộn trong nước, những hồ sơ giấy tờ liên quan IVF đôi khi đã khiến họ mệt mỏi.
Với bệnh nhân hiếm muộn là người nước ngoài, hành trình này càng khó khăn hơn. Để nhập cảnh điều trị hiếm muộn, họ cần thực hiện rất nhiều thủ tục, giấy tờ hợp lệ cùng thuốc men cần thiết để sử dụng trước khi thụ tinh ống nghiệm.
Hiểu được những khó khăn này, với chị Torralba, bác sĩ Như dành sự quan tâm và thấu cảm đặc biệt, đồng thời chuẩn bị sẵn các thông tin cần thiết để tư vấn đầy đủ cho anh chị trước khi đến Việt Nam.
Chị Mascarenas Ma. Cecille Torralba tâm sự: “Nếu ở Philippines, có lẽ mọi thứ sẽ phần nào dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí hơn với chúng tôi, nhưng chúng tôi sẽ không được hưởng những dịch vụ y tế và sự chăm sóc tốt như ở đây, chúng tôi đã cảm thấy rằng mình sẽ có cơ hội tìm con tốt hơn ở đây ngay từ lần đầu tiên đến IVFTA-HCM”.
Suốt 6 tháng ở Philippines chờ ngày sang Việt Nam, bác sĩ Giang Huỳnh Như đã cử một trợ lý phụ trách tất cả đầu mối liên lạc về quy trình khám và điều trị, toa thuốc không kê đơn…
Đồng thời, một trợ lý khác hỗ trợ cặp vợ chồng này các vấn đề liên quan thủ tục. Nhờ vậy, mọi thứ đã trở nên suôn sẻ suốt thời gian chị Torralba điều trị ở IVFTA-HCM.
“Chúng tôi khá bất ngờ khi tất cả thủ tục diễn ra gần như ngay lập tức, sáng đến kiểm tra sức khỏe, sau đó đi ăn trưa, thì khi buổi chiều quay lại, chúng tôi đã có kết quả khám. Chúng tôi thích như vậy. Ở Philippines, chúng tôi phải chờ 2-3 ngày”, chị nói thêm.
Thạc sĩ, bác sĩ Giang Huỳnh Như chia sẻ đơn vị này luôn nỗ lực tìm kiếm những giải pháp giúp quy trình điều trị vô sinh, hiếm muộn cho người bệnh được rút ngắn một cách tối đa nhưng không ảnh hưởng kết quả điều trị.
Trước xu hướng người nước ngoài đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM để thực hiện IVF ngày càng nhiều, đơn vị này đã đào tạo đội ngũ nhân viên y tế, chăm sóc khách hàng có khả năng giao tiếp nhiều ngôn ngữ, đồng thời liên kết các đơn vị công chứng, văn phòng luật để hỗ trợ tối đa các thủ tục pháp lý cho người bệnh.
“Xét nghiệm nào người bệnh có thể làm ở nước sở tại, chúng tôi hướng dẫn làm trước. Chúng tôi hỗ trợ hết sức để bệnh nhân ngoại kiều cảm thấy không bị làm khó khi đến đây, không bị đơn độc. Chúng tôi đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để phục vụ người bệnh, dù họ là người VN hay đến từ bất cứ quốc gia nào trên thế giới”, bác sĩ Như nói.
TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH SẢN IVFTA